Đêm 31/1 tức đêm 29 Tết Nhâm Dần 2022, những phố phường ở khu vực trung tâm thành phố vắng vẻ. Không còn cảnh người dân đổ dồn về Hồ Gươm hay khu phố cổ để vui chơi đón Giao thừa như mọi năm.
Khu vực Hồ Hoàn Kiếm thưa thớt người trong khoảng khắc đêm Giao thừa Nhâm Dần 2022.
Không khí Tết tại TP.HCM có vẻ đông vui hơn tại Hà Nội: Hơn 23h dù phố đi bộ Nguyễn Huệ đã ngưng nhận khách, nhưng hàng nghìn người vẫn đổ về vui chơi. Các gian hàng ăn vặt, tiểu cảnh chụp hình đông kín du khách.
Một số người sau khi đóng cửa đường hoa vẫn chưa đi về, ngồi lại trước thềm Kho Bạc Nhà Nước TPHCM.
Một số người sau khi đóng cửa đường hoa vẫn chưa đi về, ngồi lại trước thềm Kho Bạc Nhà Nước TPHCM.
Người dân biên giới Lào Cai đón chào năm mới 2022
Mặc dù thời tiết rét lạnh, nhưng nhiều người dân biên giới ở thành phố Lào Cai đã đến Đền Thượng thành kính thắp nén tâm nhang tưởng nhớ Quốc công Tiết chế Hưng Đâọ Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người có công đánh đuổi giặc ngoại xâm phương bắc ra khỏi bờ cõi, bảo vệ độc lập tự do của Đại Việt.
Nhiều gia đình trẻ chụp ảnh lưu niệm đón giao thừa nơi cột mốc biên giới ở thành phố Lào Cai.
Giới trẻ đổ dồn về đường Thủy Hoa, khu vực đầu cầu biên giới Hồ Kiều để chứng kiến những màn pháo hoa từ nước bạn Trung Quốc, đón giao thừa sớm 1 tiếng do lệch múi giờ. Đường phố được trang hoàng nhiều đèn màu rực rỡ soi bóng xuống dòng sông Hồng lấp lánh ánh điện sáng.
Mặc dù rét lạnh 5 độ C, nhưng ở Khu du lịch Sa Pa vẫn rất đông người dân địa phương đổ ra đường phố Cầu Mây, Xuân Viên, khu vực nhà thờ đá và khu hồ công viên ở trung tâm thị xã chào đón giao thừa năm mới 2022.
Các khách sạn, nhà hàng ở Sa Pa trang hoàng đẹp mắt để đón du khách trong và ngoài nước trong dịp nghỉ Tết nguyên đán Nhâm Dần.
Xuân về, Phú Yên lại hiện lên một ‘thiên đường rêu xanh’ đẹp mê ly
Đám rêu xanh này xuất hiện vào thời gian xóm Rớ thường xuyên xảy ra bão lũ.
Hàng năm đến mùa xuân, nhiều thảm rêu xanh bám lên những ô vuông bê tông chắn sóng tạo nên cảnh đẹp thiên nhiên ngoạn mục.
Khám phá Phú Yên mới thấy rằng nơi đây có rất nhiều địa danh đẹp và nổi tiếng như: Đầm Ô Loan, Mũi Điện, Bãi Môn, Cao nguyên Vân Hà, … Từng nơi có một vẻ đẹp riêng khiến du khách phải mê mệt.
Miền biển nắng gió với hoa vàng trên thảm cỏ xanh đó còn có một thiên đường xanh rêu bắt mắt tại khu kè chắn sóng Xóm Rớ, nơi sẽ đưa bạn lạc vào chốn khoáng đạt kỳ lạ và đẹp tới ngất ngây.
Nhiều nước châu Á đón Tết ra sao?
Do nhiều nước châu Á hủy bắn pháo hoa và các lễ hội đón mừng Tết Nguyên đán nên không khí trong đêm Giao thừa tại châu Á, nhiều nước kêu gọi người dân hạn chế đi lại hoặc ăn mừng Năm mới do tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn rất phức tạp.
Tại Trung Quốc, chính quyền nước này lại đang mạnh tay ngăn chặn sự lây nhiễm COVID-19 trước thềm Olympic mùa Đông Bắc Kinh dự kiến khai mạc ngày 4/2 tới. Để khuyến khích người dân hạn chế đi lại, chính quyền nhiều nơi áp dụng từ các biện pháp khen thưởng như tặng phiếu mua hàng hay thậm chí tiền mặt, cho đến cảnh báo rằng họ sẽ bị cách ly 14 ngày khi trở về.
Người dân mua hoa và đồ trang trí Tết tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Tương tự tại Hàn Quốc, chính quyền đã cấm tụ tập trên 6 người và đặt giới nghiêm đóng các nhà hàng, quán cà phê từ 21h. Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi người dân nên cân nhắc và hạn chế về quê, đi du lịch trong dịp Tết, bởi giới chức y tế nước này dự báo rằng dòng người di chuyển giữa các địa phương trong kỳ nghỉ kéo dài từ ngày 31/1 đến 2/2 sẽ khiến số ca nhiễm COVID-19 ở Hàn Quốc tăng cao kỷ lục.
Tại Đông Nam Á, chính quyền thủ đô Manila của Philippines đã cấm múa lân, bắn pháo hoa và tụ tập ở khu vực Binondo - nơi có trên 1,3 triệu người gốc Hoa sinh sống. Tại Malaysia, một số ngôi đền cũng hạn chế số người ra vào trong dịp lễ.
Đèn lồng hình con Hổ biểu tượng cho Năm Nhâm Dần trưng bày tại Singapore. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Singapore, các con phố, các trung tâm cộng đồng tại các khu dân cư ở Singapore đã được trang hoàng rực rỡ, cùng với nhiều hoạt động văn hóa đã và sẽ được tổ chức để đón mừng Năm mới. Tuy nhiên, nhà chức trách khuyến cáo người dân tránh ra ngoài nếu họ cảm thấy không khỏe, ngay cả khi xét nghiệm cho thấy âm tính với SARS-CoV-2.
Người dân xếp hàng vào chùa làm lễ đầu năm mới
Sau thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đi chùa Long Tiên làm lễ và mua muối, cây mía cầu may mắn, lộc tài đầu năm.
Tối 31/1, dòng người đổ dồn về chùa Long Tiên, phường Bạch Đằng, TP Hạ Long (Quảng Ninh) để đón giao thừa.
Tại TP Hồ Chí Minh: Sáng mùng 1 Tết Nhâm Dần, một số ngôi chùa nổi tiếng đã rộn ràng không khí người dân đi du xuân và lễ chùa cầu may. Lượng người đi lễ chùa không quá đông đúc và công tác phòng chống dịch COVID-19 được đề cao.
Tại chùa Vĩnh Nghiêm, Quận 3, người dân đi lễ chùa luôn tuân thủ quy định phòng dịch.
Ông đồ hơn 50 năm ‘bán chữ’: "Nhiều người xin điều ước cho năm mới!"
Cuối năm, ông đồ Huỳnh Trí Cầu lại bày biện giấy đỏ, mực tàu bên lề đường “bán chữ” cho khách. Nhiều người đến xếp hàng chỉ để xin chữ ông đồ, cầu mong một năm như ý.
Hơn 50 năm qua, cứ đến dịp cuối năm, ông Huỳnh Trí Cầu (69 tuổi, ngụ quận 11, TP.HCM) lại tất bật bày giấy mực, bút lông trên chiếc bàn nhỏ ở đường Trần Quý, quận 11, HCM.
Những sinh viên ở lại TP.HCM chống dịch xuyên Tết
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, động viên hỗ trợ sinh viên chống dịch Tết Nguyên đán.
Năm nay, hơn 70 sinh viên các khối ngành của Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tình nguyện tham gia chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Nguyên đán.
Thạc sĩ Hà Thanh Đạt, Bí thư Đoàn Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho hay các sinh viên đều tự nguyện đăng ký tham gia. Các em sẽ chống dịch tại cơ sở là các trạm y tế của các phường, xã và bệnh viện các quận, huyện.
Theo ông Đạt, trong số những sinh viên tình nguyện chống dịch trong dịp Tết, có những em đã tham gia chống dịch ròng rã hai năm qua ở TP.HCM nhưng vẫn tình nguyện chống dịch dịp Tết.
Cao Thành Thái, lớp Y2017D, Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã tham gia chống dịch Covid-19 từ đợt tháng 3/2020 sau đó là đợt tháng 6-9/2021. Đợt này Thành Thái cũng tình nguyện hỗ trợ chống dịch Covid-19 từ ngày 20/1 đến 1/2 (tức tới 1 Tết Nguyên đán). Thái chống dịch ở Trạm Y tế phường Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ Đức, TP.HCM.
Vui chơi ngày Tết nhưng không quên phòng dịch
Ảnh minh hoạ.
Tết là dịp mà mọi người tạm gác lại công việc, những lo toan bộn bề của cuộc rộng để trở về quây quần bên gia đình, người thân và tụ họp với bạn bè. Để hưởng thụ những ngày lễ thật vui vẻ và trọn vẹn trong bối cảnh đại dịch, mỗi người cần tự nâng cao ý thức, tuân thủ các quy tắc phòng ngừa dịch bệnh.
Đeo khẩu trang
Khẩu trang giúp mọi người ngăn ngừa lây nhiễm và truyền virus khi các giọt bắn chứa virus được hít vào hoặc tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi hoặc miệng.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi đeo khẩu trang, cũng như trước và sau khi bạn tháo nó ra và sau khi bạn chạm vào nó bất cứ lúc nào.
- Đảm bảo khẩu trang vừa vặn, che kín mũi, miệng và cằm của bạn.
- Khi bạn tháo khẩu trang ra, hãy cất nó vào một chiếc túi sạch. Giặt khẩu trang vải hàng ngày và vứt khẩu trang y tế đã qua sử dụng vào thùng kín.
Giữ khoảng cách xã hội
Trong những ngày Tết, sẽ không tránh khỏi các cuộc tụ tập nhưng bạn vẫn hãy cố gắng duy trì khoảng cách an toàn với người xung quanh.
Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi
Nếu bạn đang đeo khẩu trang, bạn có thể ho hoặc hắt hơi vào khẩu trang của mình, sau đó đeo khẩu trang mới và rửa tay.
Rửa tay sạch sẽ
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi bạn ở nơi công cộng, hoặc sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi. Nếu bạn đi ra ngoài hoặc đến thăm nhà người khác, hãy mang theo lọ sát khuẩn nhỏ để thường xuyên sát khuẩn tay của bạn.
Theo dõi sức khỏe của bạn để ngăn ngừa lây lan virus cho người khác
Tự kiểm tra COVID-19 tại nhà là một trong nhiều biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây lan COVID-19, đồng thời hãy theo dõi sức khỏe của bạn thường xuyên để biết các triệu chứng có thể xuất hiện.