Hà Nội cung ứng gạo, rau, thịt thế nào trong thời gian tới?

Hà Nội cung ứng gạo, rau, thịt thế nào trong thời gian tới?
Shipper Hà Nội được hoạt động từ 9h đến 20h; Người dân đi gặt lúa phải xét nghiệm Covid-19 âm tính; Rau, thực phẩm được Hà Nội chuẩn bị thế nào khi phân vùng chống dịch?; Bộ Văn hóa đề nghị nghệ sĩ minh bạch hoạt động từ thiện, không quảng cáo bừa...

Shipper Hà Nội được hoạt động từ 9h đến 20h

Theo đó, các nhân viên giao hàng bằng xe 2 bánh (shipper) chỉ được hoạt động từ 9h đến 20h hàng ngày. Đồng thời, shipper được yêu cầu phải có giấy chứng nhận kết quả âm tính với SARS-CoV-2 âm tính bằng phương pháp PCR hoặc test nhanh còn thời hạn theo quy định của ngành y tế.

UBND thành phố Hà Nội giao Công an, Sở Giao thông Vận tải và các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 của Trung ương và thành phố Hà Nội.

Các Sở Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp chịu trách nhiệm đảm bảo nghiêm ngặt các quy định phòng chống dịch với nhân viên giao hàng khi tham gia hoạt động giao nhận hàng hóa, bưu phẩm, bưu chính. Thành phố cũng giao sở Sở Y tế nghiên cứu hướng dẫn quy định, trình tự tổ chức xét nghiệm để làm cơ sở cho các đơn vị chủ động thực hiện.

Hà Nội cung ứng gạo, rau, thịt thế nào trong thời gian tới?

Shipper Hà Nội được hoạt động từ 9h đến 20h (Ảnh minh họa).

Trước đó, từ 24/7, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu các ứng dụng sẽ phải dừng toàn bộ giao hàng cho đến khi có thông . Còn nhân viên bưu chính và nhân viên giao hàng hoá thiết yếu của các siêu thị hoạt động với điều kiện đơn vị quản lý phải chịu trách nhiệm về phòng dịch của nhóm này và gửi danh sách đăng ký về Sở Giao thông Vận tải.

Sau đó, Sở sẽ chấp thuận qua tin nhắn. Người được chấp thuận sẽ chụp màn hình tin nhắn của Sở Giao thông Vận tải để cung cấp cho lực lượng kiểm tra khi có yêu cầu.

Người dân đi gặt lúa phải xét nghiệm Covid-19 âm tính

Ngày 4/9, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa Cao Văn Cường ban hành hướng dẫn về điều kiện, cách thức thu hoạch lúa mùa đối với những vùng đang giãn cách .

Hà Nội cung ứng gạo, rau, thịt thế nào trong thời gian tới?

Người thu hoạch nông sản trong vùng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ phải có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 (Ảnh vnexpress.net).

Theo ông Cường, Sở đã yêu cầu địa phương rà soát, đánh giá các trà lúa, xác định thời điểm thu hoạch từng thửa ruộng. Khi lúa chín từ 80% trở lên là có thể thu hoạch và ưu tiên cắt trước những nơi có nguy cơ ngập lụt, hoặc những hộ gia đình chính sách, neo đơn, gia đình ít lao động, nằm trong vùng phong tỏa.

Chính quyền các địa phương đang bị phong tỏa (vùng đỏ, vùng vàng), giãn cách theo Chỉ thị 15, 16 được yêu cầu làm việc trực tiếp với các chủ máy gặt để phân phối lịch gặt hợp lý. Trường hợp không có máy gặt hoặc chưa sắp xếp được máy thì có thể huy động lao động tại doanh nghiệp, nhà máy đang tạm dừng sản xuất để giúp nông dân thu hoạch lúa bằng biện pháp thủ công.

Các tổ chức đoàn thể như phụ nữ, thanh niên được kêu gọi giúp nông dân, nhất là gia đình bị nhiễm bệnh hoặc phải đi cách ly tập trung, trong diện phong tỏa.

Người dân ra đồng gặt lúa phải thực hiện đầy đủ biện pháp phòng chống Covid-19, luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người, hạn chế giao tiếp và không ăn uống tập trung.

Mỗi máy gặt chỉ bố trí một thợ máy và một người phụ giúp khi vận hành. Gia đình khi thu hoạch lúa chỉ bố trí một người ra đồng để hướng dẫn, nhận và vận chuyển lúa tại đầu bờ. Trường hợp gặt lúa thủ công thì mỗi gia đình được bố trí 2-3 người trong cùng một thời điểm.

Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa yêu cầu những người ra đồng gặt lúa (thợ máy, phụ máy, lao động thủ công) phải có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19. Các địa phương được khuyến nghị cân đối nguồn vaccine, ưu tiên tiêm sớm cho chủ máy gặt để đảm bảo hoạt động kịp mùa vụ, an toàn.

Ngành nông nghiệp cũng khuyến khích người dân tiêu thụ lúa tươi để doanh nghiệp thu mua tự phơi sấy, chế biến, không phơi lúa trên các trục đường, nơi công cộng...

Hà Nội tiếp tục thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH gộp 2 tháng 9 và 10/2021

UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 2898/UBND-KGVX về việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 9, 10/2021 và các kỳ chi trả tiếp theo.

Để đảm bảo chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH của người hưởng kịp thời, an toàn, các đơn vị thực hiện chi lương 2 tháng (tháng 9 và 10/2021) vào cùng kỳ chi trả tháng 9/2021. UBND TP yêu cầu các đơn vị thực hiện như sau:

Thời gian chi qua tài khoản cá nhân ATM từ ngày 6/9 và chi trả tiền mặt thực hiện từ ngày 8/9.

Căn cứ tình hình thực tế và chỉ đạo của Thành phố về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, BHXH thành phố Hà Nội phối hợp Bưu điện Thành phố xây dựng phương án, tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tại nhà người hưởng hoặc các điểm chi trả tập trung theo quy định, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chỉ đạo công tác phòng, chống dịch của Thành phố, an toàn cho người hưởng và nhân viên chi trả.

Hà Nội cung ứng gạo, rau, thịt thế nào trong thời gian tới?

Các đơn vị tổ chức chi trả gộp kỳ lương hưu, tránh tập trung đông người, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19

UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp Bưu điện Thành phố tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn về đối tượng, thời gian, phương thức nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 9, 10/2021 và đăng ký nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng của kỳ chi trả tiếp theo qua tài khoản cá nhân (ATM). Đồng thời, hỗ trợ Bưu điện Thành phố thu thập, bổ sung thông tin người hưởng và thông báo cho người hưởng lịch chi trả.

Phối hợp với Ngân hàng, cơ quan Bưu điện, BHXH các quận, huyện, thị xã tuyên truyền, hướng dẫn người hưởng mở tài khoản cá nhân ATM để nhận lương hưu, trợ cấp BHXH để đảm bảo công tác phòng, chống dịch trong thời gian tiếp theo.

UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Bưu điện Trung tâm, Bưu điện huyện, BHXH các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án chi trả cho người hưởng đang trong giai đoạn cách ly tập trung, cách ly tại nhà và khu vực sinh sống đang bị phong tỏa để phòng, chống dịch

Đối với các kỳ chi trả tiếp theo, BHXH Thành phố chủ trì phối hợp Bưu điện Thành phố và UBND các quận, hyện, thị xã xây dựng phương án, tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tại nhà người hưởng hoặc các điểm chi trả tập trung theo quy định, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chỉ đạo công tác phòng, chống dịch của Thành phố.

Bộ Văn hóa đề nghị minh bạch hoạt động từ thiện, không bừa

Trước thực trạng nhiều lùm xùm về phát ngôn, hành động của nghệ sĩ bị công chúng lên án, có dấu hiệu vi phạm và thậm chí bị Bộ TT&TT xử phạt thời gian qua, Bộ VHTTDL soạn thảo và lấy ý kiến Bộ Quy tắc ứng xử người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật gồm 3 chương, 11 điều.

Quy tắc ứng xử chung đối với nghệ sĩ: Thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động nghệ thuật và các quy định pháp luật có liên quan; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Giữ gìn đạo đức, hình ảnh, tác phong, uy tín của người hoạt động nghệ thuật phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam và pháp luật của Nhà nước. Không làm tổn hại uy tín của tập thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Đề cao trách nhiệm cá nhân, chọn lọc, tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin văn minh, hiệu quả.

Hà Nội cung ứng gạo, rau, thịt thế nào trong thời gian tới?

Hàng loạt nghệ sĩ Việt vướng vào ồn ào sao kê từ thiện (Ảnh minh họa: Internet)

Bản soạn thảo đưa ra các quy tắc ứng xử riêng ở từng lĩnh vực. Nổi bật như Quy tắc trong công tác xã hội, nghệ sĩ phải có trách nhiệm: công khai, minh bạch thông tin trong các hoạt động xã hội, tích cực đóng góp cho cộng đồng và tạo ấn tượng tốt đẹp trong Nhân dân. Phát huy uy tín cá nhân để lan tỏa các giá trị nhân văn, những việc làm tốt, hình , hành vi ứng xử văn hoá trong xã hội đến cộng đồng.

Tham gia hoạt động quảng cáo, nghệ sĩ phải đảm bảo truyền đạt thông tin trung thực, chính xác, rõ ràng về cộng dụng, tính năng của sản phẩm, hàng hoá đúng quy định của pháp luật về quảng cáo.

Không đăng tải, lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân, thông tin sai sự thật, thông tin chưa được kiểm chứng.Bộ cũng đưa ra quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và . Nghệ sĩ phải trung thực trong phát ngôn, bày tỏ và quan điểm, không sử dụng ngôn ngữ phản cảm, trái thuần phong mỹ tục khi tham gia hoạt động báo chí, truyền thông và mạng xã hội.

Không lôi kéo, xúi giục, kích động, tạo phe nhóm gây chia rẽ, mất đoàn kết, xâm phạm quyền, lợi ích của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; gây ảnh hưởng , lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng.

Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ, khuyến khích họ tích cực sáng tạo những tác phẩm văn hóa nghệ thuật có giá trị tư tưởng và thẩm mỹ. Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp. Có trách nhiệm bảo vệ, lan tỏa những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp; đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác trong xã hội, góp phần giáo dục, hình thành nhân cách, lý tưởng sống tốt đẹp tới cộng đồng.

Một số Quy tắc khác như ứng xử với đồng nghiệp, nghệ sĩ cần đoàn kết, tương thân, tương ái trong hoạt động nghệ thuật và cuộc sống; và không thực hiện các hành vi cổ súy, bày tỏ quan điểm, bình luận gây mâu thuẫn, công kích, bài xích, cạnh tranh không lành mạnh.

Đối với công chúng, nghệ sĩ cần tôn trọng, tận tâm cống hiến, đúng mực, lịch sự, thân thiện, lắng nghe ý kiến đóng góp của khán giả để hoàn thiện bản thân.

Bình Dương lại bất ngờ dừng cấp thẻ thông hành

Tối 4/9, UBND tỉnh Bình Dương có văn bản thông báo tạm dừng việc triển khai thực hiện Công văn số 4395/UBND-NC ngày 3/9; Công văn số 4423/UBND-KT ngày 4/9 của UBND tỉnh, về việc tổ chức người, phương tiện lưu thông tại các vùng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội (dự kiến áp dụng từ ngày 5/9) cho đến khi có thông báo mới.

Theo đó, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị chức năng tiếp tục thực hiện việc hướng dẫn kiểm tra, kiểm soát phương tiện vận chuyển, người đi đường bằng các Giấy lưu thông theo quy định tại các văn bản chỉ đạo trước đây.  

Đối với các thẻ thông hành, Giấy xác nhận (ban hành kèm theo Công văn số 4395/UBND-NC ngày 3/9/2021 của UBND tỉnh) do các cơ quan, đơn vị cấp cho các cá nhân, phương tiện tạm thời chưa có giá trị sử dụng (các cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức cấp, phát có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng được biết).

Công an tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát các đối tượng được cấp thẻ thông hành để tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế giữa các vùng nguy cơ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, dừng việc triển khai thực hiện Công văn số 4423/UBND-KT ngày 4/9/2021 của UBND tỉnh về phương án quản lý phương tiện và con người di chuyển trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16.

Hà Nội cung ứng gạo, rau, thịt thế nào trong thời gian tới?

Bình Dương lại bất ngờ dừng cấp thẻ thông hành (Ảnh dantri.com.vn)

Trước đó, UBND tỉnh Bình Dương ban hành công văn hỏa tốc chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện việc tổ chức cấp thẻ thông hành để quản lý chặt hơn người và phương tiện lưu thông tại các vùng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 5/9.

Ngoài việc có thẻ thông hành, khi lưu thông qua chốt phải xuất trình thêm giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 (có hiệu lực trong 72 giờ), giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân.

Danh sách 18 người được Thủ tướng truy tặng Bằng khen về đóng góp trong phòng, chống Covid-19

Ngày 4/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1458/QĐ-TTg truy tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 18 cá nhân thuộc TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều thành tích và đóng góp trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Hà Nội cung ứng gạo, rau, thịt thế nào trong thời gian tới?

Ông Vũ Quốc Cường, thường được biết đến với cái tên Cường Béo - chủ quán cơm chay thiện nguyện Cường Béo

Cụ thể 18 cá nhân được truy tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ gồm:

1. Ông Vũ Quốc Cường, địa chỉ thường trú: số 151A, đường Tôn Thất Đạm, Khu phố 6, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh;

2. Ông Phan Văn Quang, địa chỉ thường trú: số 170/33, đường Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh;

3. Ông Nguyễn Minh Hải, địa chỉ thường trú: số 671/10, đường Đoàn Văn Bơ, Phường 18, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh;

4. Ông Trịnh Huỳnh, địa chỉ thường trú: số 884/21, đường Đoàn Văn Bơ, Phường 18, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh;

5. Ông Bùi Văn Lanh, nguyên Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Phường 6, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh;

6. Ông Lê Văn Út, nguyên cán bộ Hội Chữ thập đỏ Quận 12, TP. Hồ Chí Minh;

7. Ông Nguyễn Phú Hiếu, địa chỉ thường trú: số 57/3A Tổ 79, Khu phố 7, phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh;

8. Ông Nguyễn Văn Thức, địa chỉ thường trú: số 145/63, đường Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò vấp, TP. Hồ Chí Minh;

9. Ông Nguyễn Vũ Huy Hoàng, nguyên Chiến sĩ Dân quân thường trực phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh;

10. Bà Nguyễn Thị Cúc, nguyên Tổ trưởng Tổ dân phố 56, thành viên Tổ COVID cộng đồng phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh;

11. Ông Võ Văn Huệ, nguyên Tổ trưởng Tổ dân phố 44, thành viên Tổ COVID cộng đồng phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh;

12. Ông Phan Hồng Phong, nguyên Trưởng Khu phố 8, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh;

13. Bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ, nguyên Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khu phố 8, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh;

14. Ông Dương Đình Hải, nguyên Bảo vệ dân phố Khu phố 5, phường An Lạc A, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh;

15. Ông Lâm Văn Hiệp, nguyên Tổ trưởng Tổ dân phố 130, Khu phố 21, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh;

16. Bà Ngô Thị Thu Tâm, nguyên Tổ phó Tổ dân phố 6, Khu phố 1, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh;

17. Ông Đinh Chánh Định, nguyên Bảo vệ dân phố Khu phố 5, Phường 22, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh;

18. Ông Nguyễn Anh Pháp, nguyên Cộng tác viên trật tự đô thị, Phòng Quản lý đô thị quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Rau, thực phẩm được Hà Nội chuẩn bị thế nào khi phân vùng chống dịch?

Hà Nội sẽ liên kết 45 tỉnh, thành phố với 1.126 đầu mối sẵn sàng cung ứng rau xanh, thực phẩm đảm bảo nhu cầu của người dân thủ đô trong thời gian phân vùng giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19.

Theo đó, nhu cầu tiêu dùng rau xanh, củ quả tươi của người tiêu dùng thủ đô khoảng trên 103.000 tấn/tháng. Ở thời điểm hiện tại, dù chịu tác động của dịch Covid-19 nhưng các vùng sản xuất ở Hà Nội vẫn đáp ứng khoảng 58%. Số còn lại đang được cung ứng bởi các địa phương xung quanh như Vĩnh Phúc, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La…

Về nhu cầu thủy hải sản, trung bình mỗi tháng Hà Nội cần tiêu dùng trên 19.500 tấn nhưng hiện tại khả năng cung ứng tại chỗ chỉ đáp ứng khoảng 10.150 tấn, số còn lại đang được cung ứng với các tỉnh có nghề nuôi thủy hải mạnh như Nam Định, Quảng Ninh, Ninh Bình...

Hà Nội cung ứng gạo, rau, thịt thế nào trong thời gian tới?

Rau, thực phẩm được Hà Nội chuẩn bị thế nào khi phân vùng chống dịch?

Đối với 3 loại thực phẩm chính là thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, Hà Nội đang tự cung cấp được trên 94% từ chăn nuôi của các huyện ngoại thành. Hiện tại, Hà Nội đang duy trì đàn vật nuôi 1,34 triệu con lợn; 39,8 triệu con gia cầm; 157.400 con trâu bò.

Theo tính toán cụ thể trong thời điểm giãn cách xã hội hiện nay, Hà Nội có nhu cầu tiêu thụ mỗi tháng khoảng 19.200 tấn thịt lợn; 6.200 tấn thịt gia cầm; 5.350 tấn thịt trâu, bò và khoảng 124 triệu quả trứng gia cầm.

Ngoài nguồn tự cung ứng, mỗi tháng Hà Nội đang phải nhập từ tỉnh ngoài 5.420 tấn thịt các loại; trên 7 triệu quả trứng và 4.200 tấn thực phẩm chế biến. Ngoài ra, Hà Nội hiện có các chuỗi thực phẩm lớn như của Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty Masan; Tập đoàn DABACO… có hệ thống chăn nuôi gia công từ các tỉnh cung cấp thực phẩm theo chuỗi cho Hà Nội.

https://hoanhap.vn/chi-tiet/ban-tin-hoa-nhap-ngay-592021-shipper-ha-noi-duoc-hoat-dong-tu-9h-den-20h1630779515.html

Nguồn: Theo tạp chí điện tử Hòa nhập
Cùng chuyên mục
Người dân bức xúc vì ô nhiễm môi trường từ trại chăn nuôi lợn không phép

Người dân bức xúc vì ô nhiễm môi trường từ trại chăn nuôi lợn không phép

03-04-2024 15:34

“Nước thải từ trang trại chăn nuôi thải xuống khu vực ao, giếng màu đen kịt, đặc quánh. Khi trời nắng, nước sủi bọt bốc mùi hôi thối, ruồi muỗi rất nhiều, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Nổi bật trang chủ
Quy hoạch Đô thị thông minh, tòa nhà thông minh - Giải pháp ứng phó với El Nino
09/06/2023

'Hiểu và Tôn trọng thiên nhiên, mình bảo vệ thiên nhiên và thiên nhiên bảo vệ mình trong mối tương tác hài hòa' là triết lý phát triển thông minh trước những thách thức ngày càng khốc liệt của biến đổi khí hậu, KTS. Lê Anh Tuấn - Chuyên gia trưởng Hội đồng khoa học Văn Phú – Invest chia sẻ.

Đọc thêm
Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

03/06/2023

Bộ Công Thương tổ chức buổi gặp mặt với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều, nhãn trong bối cảnh nhiều địa phương phía Bắc đang vào vụ thu hoạch vải.

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

03/06/2023

Năm 2023, các trường hợp tham gia BHXH được hưởng lương hưu khi có đủ 2 điều kiện là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam, đủ 56 tuổi đối với nữ.

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

03/06/2023

Chính thức được đồng sở hữu bởi Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Krungsri, SHBFinance đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ nằm trong Top 4 công ty tài chính tiêu dùng hoạt động an toàn hiệu quả nhất Việt Nam, phục vụ thêm 1 triệu khách hàng hạnh phúc.

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

03/06/2023

Lúa gạo vốn dĩ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt. Bao nhiêu thế kỷ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt.

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

03/06/2023

Lễ hội trái cây Nam bộ - Suoi Tien Farm Festival 2023 chính thức khai mạc. Lễ hội diễn ra xuyên suốt từ hôm nay đến hết 31/8 với hàng loạt các chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực...

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

01/06/2023

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm, không tổ chức dạy trước chương trình, ôn tập, luyện thi, kiểm tra, khảo sát để xếp lớp năm học 2023-2024.

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

01/06/2023

BHXH Việt Nam vừa trình Hội đồng quản lý BHXH đề xuất cơ quan có thẩm quyền tiếp tục có chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch COVID-19 và người lao động tại các đơn vị này từ quỹ BHXH, quỹ BHTN, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

01/06/2023

Chiều nay, hàng xóm sang bảo nhà tôi là họ đang đo đạc để cấp lại sổ đỏ. Họ mới lấn được 1 ít ao và giờ đang làm nhà trên đó nên muốn thêm phần này vào sổ đỏ mới. Phần lấn chiếm nằm giáp ranh nhà tôi nên họ muốn nhà tôi ký xác nhận cho họ.

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

31/05/2023

Chuyên tâm kiến tạo giá trị sống cho cộng đồng, lấy con người làm trung tâm kết hợp với sự thấu hiểu...

0.09813 sec| 1960.305 kb