Hà Nội: Trách nhiệm quản lý trật tự đô thị trong bảo tồn phố cổ phải vì người dân

Hà Nội: Trách  nhiệm quản lý trật  tự đô thị trong bảo tồn phố cổ phải vì người dân
Khu phố cổ Hà Nội đang đứng trước nhiều biến động to lớn, phức tạp của sự thích ứng trước sự phát triển của đời sống xã hội, đặc biệt là tình trạng hạ tầng biến dạng, xuống cấp nghiêm trọng. Bước sang năm thứ 26 Hà Nội chính thức có Ban quản lý phố cổ. Bên cạnh nhiều thành quả tích cực, vấn đề nâng cao chất lượng sống của người dân phố cổ cũng rất

Xử lý nghiêm với những sai phạm

Thời gian gần đây, chính quyền TP Hà Nội đã tăng cường các biện pháp nhằm chấn chỉnh, xử phạt nặng đối với những trường hợp vi phạm trật tự xây dựng (TTXD), nhưng các trường hợp vi phạm vẫn xảy ra với chiều hướng phức tạp hơn.

Chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Việt Dũng cho biết, thực hiện chế độ thông tin , họp giao ban về công tác quản lý trật tự xây dựng tại Điều 12, Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc ban hành Quy định quản lý TTXD trên địa bàn TP. Lực lượng thanh tra đã tham mưu cho Sở Xây dựng Hà Nội ban hành nhiều văn bản liên quan, tính riêng trong năm 2020, lực lượng Thanh tra đã tham mưu cho Sở Xây dựng Hà Nội ban hành 908 văn bản và trực tiếp ban hành 1.176 văn bản gửi đến UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn, các Đội quản lý trật tự xây dựng (TTXD) đô thị trong công tác quản lý TTXD, yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng thực hiện đúng quy định của pháp luật khi tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn TP.

Tổng hợp báo cáo của UBND 30 quận, huyện, thị xã ghi nhận: UBND các quận, huyện, thị xã và các Đội Quản lý TTXD đô thị quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra 628 trường hợp có vi phạm, trong đó đã xử lý xong 520 trường hợp vi phạm, chiếm tỷ lệ 82,8% và đang tiếp tục giải quyết, xử lý theo thẩm quyền: 108/628 trường hợp chiếm tỷ lệ 17,2%, tổng số tiền phạt trên 9,3 tỷ đồng.

“Lực lượng thanh tra cũng đã xử lý được hàng trăm trường hợp vi phạm TTXD tồn trọng, trong số 409 trường hợp tồn đọng từ giai đoạn 2015 - 2016, đến nay đã xử còn 32 trường hợp thuộc địa bàn 15 quận, huyện gồm: Ba Đình (3); Đông Anh (1); Gia Lâm (1); Hai Bà Trưng (5); Hoàn Kiếm (4); Hoàng Mai (1); Sóc Sơn (2); Tây Hồ (2); Thanh Trì (3); Cầu Giấy (1); Hà Đông (1); Hoài Đức (1); Nam Từ Liêm (1); Thạch Thất (1); Thanh Xuân (5)” – ông Nguyễn Việt Dũng cho hay.

Mặc dù, Thanh tra Sở Xây dựng và các Đội quản lý TTXD đô thị quận, huyện, thị xã đã xử lý được nhiều trường hợp vi phạm, tỷ lệ vi phạm TTXD trên địa bàn TP Hà Nội đã giảm xuống còn khoảng 2,15%. Nhưng dư luận cho rằng trên thực tế vẫn còn nhiều vi phạm mới phát sinh với tính chất phức tạp hơn, đặc biệt là ở khu vực nội đô, bao gồm cả công trình trong dự án lớn và công trình nhà ở riêng lẻ.

Đơn cử như: Dự án nhà ở thấp tầng và khu nhà ở tái định cư kết hợp thương mại, tại Linh Đàm (quận Hoàng Mai) do Công ty Bất động sản Linh Đàm làm chủ đầu tư, xây dựng khu nhà ở thấp tầng vi phạm mật độ xây dựng; Công trình vi phạm thiết kế, lắp đặt thang máy sai quy định tại dự án Khu đô thị Gamuda Gardens (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai) do Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam làm chủ đầu tư, mới đây đã bị lực lượng chức năng quận Hoàng Mai xử phạt 45 triệu đồng về hành vi này và yêu cầu bắt buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu.

Đối với công trình nhà ở riêng lẻ, nổi cộm về vi phạm trật tự xây dựng là khu vực phố cổ thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, trong đó phường Hàng Trống được xem là một trong những “điểm nóng” về vi phạm với hàng loạt những công trình “siêu khủng” được mọc lên. Theo phản ánh, gần đây tranh thủ thời gian hoạt động kinh doanh tạm dừng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều trường hợp có nghi vấn đã “làm luật” để được cơi nới, xây dựng tăng chiều cao công trình phá vỡ quy hoạch, không tuân thủ quy định tại Quyết định số 6398/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về Quy chế quản lý quy hoạch – kiến trúc Khu phố cổ Hà Nội.

Hà Nội: Trách  nhiệm quản lý trật  tự đô thị trong bảo tồn phố cổ phải vì người dân

Một công trình nếu đứng ở chiều cao tương ứng sẽ dễ dàng quan sát hạng mục ở tầng thượng công trình này đang được xây dựng cơi nới, bằng hệ thống cột – giằng thép kiên cố “biến” tầng thượng vốn dĩ đã sai phạm thành một tầng sử dụng kinh doanh. Ảnh minh họa. 

Căn cứ Quyết định số 6398/QĐ-UBND, tuyến phố Hàng Trống (tọa lạc ngay bên bờ hồ Hoàn Kiếm – PV) các công trình mặt phố cổ đều không được phép cao quá 12m, lớp nhà mặt phố chỉ được phép xây từ 1 - 3 tầng, tương đương 6 - 12m; lớp phía sau từ 2 - 4 tầng, tương đương 10 - 16m, khoảng lùi tối thiểu của lớp sau là 4 - 6m… Tuy nhiên, theo phản ánh từ , công trình trên phố Hàng Trống vốn đã xây dựng vi phạm nghiêm trọng về quy định chiều cao trong khu vực phố cổ.

Nghiêm trọng hơn, hiện nay công trình lại tiếp tục lắp đặt giằng cột thép kiên cố “biến” phần tầng thượng trở thành một tầng sử dụng với không gian mở để phục vụ kinh doanh. Sai phạm chồng sai phạm, điều đáng nói là mặc dù sai phạm như vậy nhưng người dân phản ánh là không có lực lượng chức năng địa phương can thiệp.

Trách nhiệm của UBND các cấp trong quản lý trật tự xây dựng

Trách nhiệm của UBND các cấp trong quản lý trật tự xây dựng được quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, có hiệu lực thi hành từ 03/3/2021.

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý trật tự xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn (trừ công trình bí mật nhà nước);

b) Ban hành các quy định về: quản lý trật tự xây dựng; phân cấp, ủy quyền quản lý trật tự xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn; phân cấp, ủy quyền tiếp nhận thông báo khởi công kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng, trường hợp công trình thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 cần bổ sung thêm các tài liệu theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại khoản 5 Điều 38 Nghị định này.

c) Ban hành quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị cho từng khu vực để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng trong đô thị, trong khu chức năng và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn;

d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; chỉ đạo, tổ chức thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

đ) Giải quyết những vấn đề quan trọng, phức tạp, vướng mắc trong quá trình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:

a) Chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Tổ chức thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3. Nội dung về quản lý trật tự xây dựng:

a) Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng: Việc quản lý trật tự xây dựng theo các nội dung của giấy phép xây dựng đã được cấp và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng, nội dung quản lý trật tự xây dựng gồm: kiểm tra sự đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, sự tuân thủ của việc xây dựng với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt và quy định của pháp luật có liên quan; kiểm tra sự phù hợp của việc xây dựng với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế đã được thẩm định đối với trường hợp thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

4. Thời gian quản lý trật tự xây dựng

Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi tiếp nhận thông báo khởi công, khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình bàn giao đua vào sử dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm.

Khi phát hiện vi phạm, cơ quan có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng phải yêu cầu dừng thi công, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định.

Bảo tồn phố cổ Hà Nội: Không chỉ vì di sản, phải vì người dân   

Khu phố cổ Hà Nội đang đứng trước nhiều biến động to lớn, phức tạp của sự thích ứng trước sự phát triển của , đặc biệt là tình trạng hạ tầng biến dạng, xuống cấp nghiêm trọng.

TP. Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực để cải tạo đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, hệ thống điện, nước. Người dân phố cổ hiện không còn cảnh thiếu điện, thiếu nước, dùng xí thùng. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao do mật độ dân số lớn, diện tích ở chật hẹp, tiện nghi kém. Vẫn còn 562 người sống bên trong di tích.

Theo Tiến sĩ Tô Thị Toàn, Nguyên Ủy viên Ủy ban KHCNMT của Quốc hội trả lời trên báo chí, công tác di dân đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát triển phố cổ. Nhưng hiện ít được người dân ủng hộ bởi giá trị thương hiệu Khu phố cổ quá lớn. Đến nay, mới có khoảng 100 hộ dời khỏi di tích, đình, chùa, đền, trường học, cơ quan: “Chúng ta phải có chính sách, chế độ động viên họ đến nơi ở mới. Dù điều kiện sống khá hơn nhưng không có công ăn việc làm, không quan hệ hàng xóm, huyết thống thì họ không biết làm gì, chơi với ai thì không được. Người làm chính sách cần lưu ý điều này”.

Đồng quan điểm, Giáo sư Đặng Văn Bài – Nguyên Cục trưởng Cục bảo vệ di sản cho rằng, đa phần quỹ kiến trúc trong phố cổ là sở hữu tư nhân, của cộng đồng. Công tác bảo tồn phải phục vụ và huy động nguồn lực từ cộng đồng, các nhà khoa học: “Quốc tế đã làm và thành công. Ở Việt Nam, phố cổ Hội An cũng đã làm. Đại diện cộng đồng chính là người gần và hiểu dân nhất, biết dân mong đợi, suy nghĩ gì. Chúng tôi rất mong thành lập sớm ban đại diện cộng đồng để thành cánh tay hỗ trợ đắc lực cho Ban quản lý phố cổ Hà Nội”.

Theo PGS Nguyễn Trúc Anh – Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội nêu thông tin trên VOV: Sở đang xây dựng quy chế quản lý kiến trúc mới, trình TP Quy hoạch không gian ngầm 4 quận trung tâm, Quy hoạch phân khu quận Hoàn Kiếm, gồm: phố cổ, phố cũ, Hồ Gươm và phụ cận. Trong đó trọng tâm hướng tới phát triển dịch vụ, du lịch. Mục tiêu là giãn dân 4 quận nội thành từ 1,1 triệu dân hiện nay xuống 800 nghìn dân.

“Chúng ta tham khảo mô hình BID, những khu vực đặc thù buôn bán. Vai trò cộng đồng của người dân là quan trọng nhất. Họ bảo tồn các giá trị, cải tạo chỉnh trang các không gian công cộng, hấp dẫn du lịch, buôn bán sầm uất hơn. Từ đó thu được thêm thuế, phí để tái phát triển phố cổ”, PGS Nguyễn Trúc Anh nói.

Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội cũng khẳng định trên VOV, Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể sống, cần đặt người dân vào vị trí trung tâm để bảo tồn, phát huy: “Không chỉ là giá trị vật thể, phi vật thể, cốt lõi là phải lấy người dân làm trung tâm bảo tồn, phát huy. Muốn vậy, cần quan tâm các yếu tố không gian vật chất, văn hóa, tạo được nguồn thu nhập để người dân phát triển kinh tế. Đấy mới là cái cần thiết”.

Nhiều ý kiến các nhà chuyên môn cũng nhấn mạnh, Hà Nội cần nâng tầm Khu phố cổ Hà Nội trở thành một bảo tàng sinh thái độ thị mở, hiện đại, không vách ngăn; từ một di sản trở thành động lực phát triển cho thành phố. Hà Nội có thể thực hiện các tuyến phố đi bộ-mua sắm-thương mại quy mô hơn; thí điểm không gian sáng tạo-đối thoại; nhà sinh hoạt văn hóa điển hình; quy hoạch chi tiết đến từng khu phố, từng nhà dân để người dân dễ dàng thực hiện cải tạo, cơi nới tại các vị trí cần ưu tiên, bức thiết nhất.

Chia sẻ đề xuất này, bà Trần Thị Thúy Lan, Phó trưởng ban quản lý phố cổ Hà Nội khẳng định, hiện Ban đang dựa vào sự tư vấn hữu ích của các nhà khoa học trong việc tạo điều kiện cho người dân khu phố cổ di dời, cải tạo không gian nhà: “Có những bước thỏa thuận, hộ dân xin phép xây dựng các ngôi nhà xuống cấp. Chúng tôi có tổ chuyên gia trong Ban quản lý để hướng dẫn tận tình cho người dân tuân thủ đúng các quy định của Thành phố, Bộ Xây dựng đưa ra”.

https://hoanhap.vn/chi-tiet/ha-noi-vi-pham-trat-tu-xay-dung-van-dien-bien-phuc-tap1625974427.html

Nguồn: Theo tạp chí điện tử Hòa nhập
Cùng chuyên mục
Người dân bức xúc vì ô nhiễm môi trường từ trại chăn nuôi lợn không phép

Người dân bức xúc vì ô nhiễm môi trường từ trại chăn nuôi lợn không phép

03-04-2024 15:34

“Nước thải từ trang trại chăn nuôi thải xuống khu vực ao, giếng màu đen kịt, đặc quánh. Khi trời nắng, nước sủi bọt bốc mùi hôi thối, ruồi muỗi rất nhiều, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Nổi bật trang chủ
Quy hoạch Đô thị thông minh, tòa nhà thông minh - Giải pháp ứng phó với El Nino
09/06/2023

'Hiểu và Tôn trọng thiên nhiên, mình bảo vệ thiên nhiên và thiên nhiên bảo vệ mình trong mối tương tác hài hòa' là triết lý phát triển thông minh trước những thách thức ngày càng khốc liệt của biến đổi khí hậu, KTS. Lê Anh Tuấn - Chuyên gia trưởng Hội đồng khoa học Văn Phú – Invest chia sẻ.

Đọc thêm
Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

03/06/2023

Bộ Công Thương tổ chức buổi gặp mặt với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều, nhãn trong bối cảnh nhiều địa phương phía Bắc đang vào vụ thu hoạch vải.

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

03/06/2023

Năm 2023, các trường hợp tham gia BHXH được hưởng lương hưu khi có đủ 2 điều kiện là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam, đủ 56 tuổi đối với nữ.

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

03/06/2023

Chính thức được đồng sở hữu bởi Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Krungsri, SHBFinance đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ nằm trong Top 4 công ty tài chính tiêu dùng hoạt động an toàn hiệu quả nhất Việt Nam, phục vụ thêm 1 triệu khách hàng hạnh phúc.

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

03/06/2023

Lúa gạo vốn dĩ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt. Bao nhiêu thế kỷ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt.

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

03/06/2023

Lễ hội trái cây Nam bộ - Suoi Tien Farm Festival 2023 chính thức khai mạc. Lễ hội diễn ra xuyên suốt từ hôm nay đến hết 31/8 với hàng loạt các chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực...

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

01/06/2023

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm, không tổ chức dạy trước chương trình, ôn tập, luyện thi, kiểm tra, khảo sát để xếp lớp năm học 2023-2024.

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

01/06/2023

BHXH Việt Nam vừa trình Hội đồng quản lý BHXH đề xuất cơ quan có thẩm quyền tiếp tục có chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch COVID-19 và người lao động tại các đơn vị này từ quỹ BHXH, quỹ BHTN, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

01/06/2023

Chiều nay, hàng xóm sang bảo nhà tôi là họ đang đo đạc để cấp lại sổ đỏ. Họ mới lấn được 1 ít ao và giờ đang làm nhà trên đó nên muốn thêm phần này vào sổ đỏ mới. Phần lấn chiếm nằm giáp ranh nhà tôi nên họ muốn nhà tôi ký xác nhận cho họ.

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

31/05/2023

Chuyên tâm kiến tạo giá trị sống cho cộng đồng, lấy con người làm trung tâm kết hợp với sự thấu hiểu...

0.12246 sec| 1933.047 kb