Không gian chật hẹp trong các phương tiện công cộng, xe khách
Thậm chí còn ngược lại, bởi có nhiều nguồn gây ô nhiễm như sự lây bệnh giữa người với người, hoặc từ nơi trú ngụ của các loại vi khuẩn độc hại bám vào các vị trí trong các phương tiện đó.
Để có cơ sở xác thực về thực trạng này, qua đó đưa ra biện pháp khắc phục, Viện Khoa học kĩ thuật hạ tầng và môi trường – SIIEE đã tiến hành cuộc thăm dò, khảo sát thực tế
Không khí bên ngoài thường có ít vi khuẩn hơn so với các môi trường khác, vì đây không phải là môi trường lý tưởng cho vi sinh vật tồn tại và phát triển. Tuy nhiên trong các môi trường chật hẹp, đặc biệt kín như ô tô thì ngược lại hoàn toàn, các loại vi rút và vi khuẩn có thể tồn tại lâu hơn gấp 2 lần môi trường không khí bên ngoài.
Các loại vi khuẩn thường gặp: vi khuẩn lao, bạch hầu, ho gà, liên cầu, tụ cầu, các vi khuẩn đường ruột, các vi khuẩn kỵ khí có nha bào (vi khuẩn uốn ván, hoại thư sinh hơi), nha bào trực khuẩn than,… và đặc biệt nổi bật nhất hiện nay đó là vi rút Sars – Cov 2 gây ra đại dịch toàn cầu.
Các loại vi khuẩn, vi rút thường tồn tại ở tay cầm, vô lăng, ghế ngồi và các vật dụng trên xe, những nơi mà có nhiều sự tiếp xúc với tay người, đây cũng là nguyên nhân chính cho sự lây bệnh nhanh và với xác suất cao trong không gian kín. Vấn đề được đặt ra là những tác nhân gây bệnh tổn tại trong không khí nói chung, trong các phương tiện tham gia giao thông nói riêng như thế nào; và giải pháp nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm đó, đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Tác nhân chính gây bệnh cho người sử dụng phương tiện ô tô
Mức độ ô nhiễm bên trong thường cao hơn do ô tô hấp thụ khí thải từ các phương tiện xung quanh và tuần hoàn chúng. Nghiên cứu trước đây được đề cập trong môi trường khí quyển cho thấy, khi đóng cửa sổ và bật quạt bên trong xe, không khí bẩn từ bên ngoài xe được đưa vào và làm chất lượng không khí kém tăng mạnh.
Ô nhiễm bên trong ô tô khi kẹt xe hoặc ở đèn đỏ cao hơn 40% so với khi ô tô đang di chuyển, vì lúc này tất cả các phương tiện đều đang hoạt động nhưng không di chuyển được nhiều trong một khoảng không gian.
Một cuộc khảo sát nghiên cứu định lượng với mẫu hơn 500 người sử dụng ô tô làm phương tiện di chuyển thường xuyên ở Hà Nội, trích lời anh Duy cho biết “Sau một thời gian sử dụng xe bắt đầu có mùi do chuyên chở nhiều người khác nhau, mỗi tuần tôi mang đi vệ sinh một lần nhưng không thể hết sạch mùi bên trong, tôi đã thử nhiều loại tinh dầu khác nhau nhưng lạm dụng sẽ gây đau đầu mà cũng không triệt để”.
Các số liệu nghiên cứu về chất lượng không khí trong phương tiện tham gia giao thông
Kết quả bên dưới được thực hiện bởi Viện Khoa học Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường (SIIEE) cho thấy, chất lượng không khí trên các phương tiện giao thông kín đáng báo động, đây có thể là lý do trực tiếp dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, cũng như sự lây lan vi khuẩn, vi rút trong khi tham gia giao thông tập trung.
Bảng 1.1: Các chỉ số về không khí trên các phương tiện công cộng trong giờ thấp điểm:
Chỉ số
Phương tiện |
PM 2.5
(µg/m3) |
O3
(ppm) |
TVOC
(mg/m3) |
Ion dương
(x 10 4ion) |
Xe buýt | 30 – 45 | 0 – 0.245 | 110 – 180 | 800 – 1500 |
Tàu điện | 45 – 55 | 0 – 0.156 | 100 – 160 | 200 – 800 |
Xe taxi | 25 – 35 | 0 – 0.13 | 100 – 150 | 200 – 400 |
Xe khách | 30 – 45 | 0 – 0.25 | 125 – 200 | 800- 1250 |
Không khí ngoài trời | 50 – 80 | 0.04 – 0.5 | 110 – 220 | 1000 – 1600 |
Bảng 1.2: Các chỉ số về không khí trên các phương tiện công cộng trong giờ cao điểm:
Chỉ số
Phương tiện |
PM 2.5
(µg/m3) |
O3
(ppm) |
TVOC
(mg/m3) |
Ion dương
(x 10 4ion) |
Xe buýt | 45 – 65 | 0 – 0.345 | 150 – 220 | > 1500 |
Tàu điện | 55 – 65 | 0 – 0.45 | 130 – 200 | > 800 |
Xe taxi | 35 – 45 | 0 – 0.25 | 150 – 200 | > 400 |
Xe khách | 45 – 65 | 0 – 0.37 | 150 – 250 | > 1250 |
Không khí ngoài trời | >100 | 0.1 – 0.6 | 110 – 300 | > 1600 |
*Ghi chú: TVOC hay còn được gọi là VOC – là hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại ở dạng rắn hoặc lỏng dễ bay hơi một cách tự nhiên khi tiếp xúc với áp suất khí quyển tại nhiệt độ thường.
Chỉ số bụi mịn PM2.5 ở mức ô nhiễm báo động vàng
Giải pháp nào mang tính ổn định trong việc duy trì môi trường đủ sạch và kết quả
Viện Khoa học Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường (SIIEE) đã tiến hành thí nghiệm: Đưa vào không gian ô tô một tải lượng vi khuẩn và vi rút nhất định trong không gian ô tô. Tiếp đến đưa thiết bị ion âm Dr.D do chính Viện SIIEE nghiên cứu và phát triển, đưa vào trong không gian ô tô đã cho nhiễm vi rút, vi khuẩn.
Tiến hành cho thiết bị ion âm Dr.D hoạt động, trong khoảng thời gian 15 phút, kết quả lương vi khuẩn, vi rút đã giảm đi tới 92,9% được biểu thị trong biểu đồ sau:
Hình 4: Biểu đồ tải lượng vi rút trong thí nghiệm với Thiết bị ion âm Dr.D
“Ion âm – Vitamin không khí” nổi bật nhất trong việc vô hiệu hóa các loại vi khuẩn vi rút và làm sạch không khí ngay tại chỗ. Nhờ cơ chế trung hòa các chất ô nhiễm, khói bụi, vi khuẩn, vi rút mang điện tích dương.
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy thiết bị ion âm Dr.D có khả năng diệt khuẩn cao, và ức chế sự phát triển của nấm mốc.
Kết luận
Chất lượng không khí trong các phương tiện giao thông cá nhân và công cộng đang trở thành mối quan tâm do ảnh hưởng tới sức khỏe người tham gia giao thông. Không gian kín và chật hẹp khi bị ô nhiễm sẽ gây ra những tác hại lớn tới hệ hô hấp con người do khả năng xâm nhập của vi rút, vi khuẩn, khói bụi tăng cao. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến căng thẳng và phức tạp, khi tiếp xúc với nhiều người khi tham gia giao thông công cộng sẽ tiềm ẩn nguy cơ rất lớn gây lây nhiễm vi rút Sar – Covi 2. Vì vậy, yếu tố tiên quyết để bảo vệ sức khỏe con người đó là làm sạch không gian phương tiện công cộng thông qua những thiết bị điều hòa lọc không khí hay bổ sung thêm những thiết bị chuyên dụng như thiết bị ion âm Dr.D dùng trong ô tô cá nhân hay tự trang bị cho bản thân chúng ta.
https://thuonggiathitruong.vn/o-nhiem-khong-gian-phuong-tien-ca-nhan-nguy-hiem-khong-ngo/