Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm cho người dân sàng lọc ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Ảnh minh họa.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, tính từ 18h ngày 25/9/2021 đến 18h ngày 26/9/2021, Hà Nội có kết quả xét nghiệm 5.365 mẫu sàng lọc SARS-CoV-2 đều âm tính.
Trong đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã thực hiện xét nghiệm 2.079 mẫu; các bệnh viện thực hiện 3.286 mẫu, kết quả đều âm tính.
Trong ngày 26/9, Hà Nội đã tiêm được 80.007 mũi vaccine phòng COVID-19; trong đó có 15.149 mũi 1 và 64.858 mũi 2.
Tổng số qua các đợt, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố đã tiêm được 5.742.548 mũi, trong đó có 5.023.089 mũi 1 và 719.459 mũi 2.
TP Hồ Chí Minh sẽ mở cửa nền kinh tế từ ngày 1/10
Ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố đang xin ý kiến áp dụng cơ chế riêng để mở cửa nền kinh tế từ ngày 1/10.
UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản xin ý kiến Thủ tướng về việc áp dụng quy định riêng đối với việc mở cửa nền kinh tế. Dự kiến, chỉ thị về việc mở cửa nền kinh tế trong tình hình có dịch sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10.
Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh chiều 26/9, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh cho biết, TP Hồ Chí Minh sẽ có chỉ thị về việc mở cửa nền kinh tế trong tình hình dịch bệnh được áp dụng từ ngày 1/10. Tuy nhiên, tất cả sự chuẩn bị sẽ tùy thuộc vào hướng dẫn của Bộ Y tế.
Theo dự thảo hướng dẫn của Bộ Y tế về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", một số điểm chưa phù hợp với thực tiễn phòng, chống dịch tại TP Hồ Chí Minh như địa lý, dân số... vì vậy, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng cho phép áp dụng quy định riêng, phù hợp hơn với tình hình và điều kiện tại TP Hồ Chí Minh.
Béo phì làm tăng nguy cơ dẫn đến COVID-19 trở nặng
Việc thừa cân không chỉ gây khó khăn cho tim, não mà còn khiến sự tăng tiết hoóc-môn mất kiểm soát.
Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019-2020 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỉ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở Việt Nam tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020. Cũng theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, có đến 53% phụ huynh không biết con mình bị thừa cân, hoặc đánh giá thấp hơn mức bình thường. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu mới đây đã xác định béo phì là một yếu tố nguy cơ tiến triển các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng có thể phải nhập viện, phải chăm sóc đặc biệt và hỗ trợ máy thở trong giai đoạn đầu của bệnh.
Điều đáng lo ngại chính là béo phì thường không có triệu chứng gây khó chịu, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng lúc này họ đã có nhiều khả năng bị các bệnh lý như đột quỵ, bệnh mạch vành, mỡ máu, xương khớp… Tâm lý chủ quan khiến người bệnh không đi khám, làm quá trình chẩn đoán sớm và điều trị trở nên khó khăn.
Giờ học trực tuyến "môn phụ", nhiều học trò bật máy điểm danh xong đi chơi
Học sinh lớp 1 tại Trường Trần Quốc Toản thuộc xã Đắk Drông, huyện Cư Jut) tại Đắk Nông (Ảnh minh họa: Đỗ Quyên)
Mới sau vài buổi học trực tuyến, thầy giáo H. giáo viên một trường trung học cơ sở tại Bình Thuận rất vui vì sĩ số học sinh tham gia lớp học gần như đầy đủ 100%.
Môn thầy H. dạy là môn học mà theo cách gọi của nhiều người là môn phụ nhưng khi thấy các em tham gia học đầy đủ như vậy, quả thật đó chính là niềm vui lớn của những người thầy.
Trong khi giảng, thầy H. luôn mời học sinh tương tác vừa tạo cho tiết học đỡ nhàm chán, vừa để quản lý các em.
Có lần, bị giáo viên dồn bức buộc phải bật camera thì thấy học sinh ấy không ngồi ở bàn học mà đang ngồi ở tiệm cắt tóc.
Hà Nội: Đã trao hơn 1.300 tỷ đồng hỗ trợ đến với người dân, người lao động khó khăn
Hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động gặp khó khăn tại huyện Đông Anh.
Kết quả, từ đầu tháng 7-2021 đến thời điểm cuối ngày 23-9, toàn thành phố đã có khoảng 3 triệu lượt người được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách hỗ trợ với nguồn kinh phí xấp xỉ 1.300 tỷ đồng (kinh phí từ ngân sách là hơn 921 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa gần 379 tỷ đồng).
Cụ thể, gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ dành cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã đến với 1,656 triệu người. Kinh phí đã phê duyệt hỗ trợ là hơn 626 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách. Trong đó, với chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đã có 89.501 đơn vị với 1,423 triệu lao động được hưởng, tổng số tiền thực hiện hỗ trợ giảm đóng là 147,3 tỷ đồng.
Với chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh, có 7.944 hộ kinh doanh được hỗ trợ với số tiền 23,83 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất đã đến với 4.129 lượt lao động với số vốn cho vay là 18,25 tỷ đồng. Đặc biệt, ở nhóm lao động tự do, đã có 178.053 lao động được hỗ trợ với tổng số tiền 267,07 tỷ đồng.
Về gói hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội, các chính sách hỗ trợ bằng tiền mặt đã đến với 8 nhóm đối tượng. Đó là người có công; đối tượng bảo trợ xã hội; hộ nghèo, cận nghèo; người lao động làm việc tại hộ kinh doanh phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao động làm việc tại hộ kinh doanh chấm dứt hợp đồng lao động do hộ kinh doanh phải dừng hoạt động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.