Ban Quản lý quỹ cho biết đã có 588.290 tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp vào quỹ.
Tính đến thời điểm hiện nay, Ban Quản lý Quỹ vaccine phòng Covid-19 đã chi từ quỹ 7.671,5 tỷ đồng, trong số đó, chi mua vaccine 7.666,9 tỷ đồng; chi hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vaccine 4,6 tỷ đồng nên dư cuối ngày 1.137,73 tỷ đồng.
Việt Nam đã chi 7.666,9 tỷ đồng mua vaccine ngừa Covid-19.
Theo Bộ Tài chính để tiêm được cho 75 triệu dân, nguồn lực cần khoảng 25.200 tỷ đồng; trong đó, ngân sách đã chuẩn bị được hơn 14.000 tỷ đồng và cần thêm khoảng 11.000 tỷ đồng.
Hiện nay, Ban Quản lý Quỹ vaccine phòng Covid-19 đã mở 22 tài khoản tiếp nhận cho 3 loại tiền VND, USD, EUR tại Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước và 7 ngân hàng thương mại gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, HDBank, MB, Agribank và TPBank.
Phát hiện 3 quán Karaoke tại Nghệ An hoạt động 'chui' có 28 f0
Ảnh minh hoạ.
Cụ thể, ổ dịch tại Karaoke 68 ( xã Quỳnh Châu) có 10 F0, trong đó có 9 nhân viên và 1 khách hàng. Ổ dịch được phát hiện vào đêm ngày 19/1 do nhân viên có triệu chứng, tự test tại chỗ dương tính. Sau đó, quán liên hệ trạm y tế đến test và phát hiện các ca nhiễm.
Ổ dịch tại Karaoke Bích Quế (thị trấn Cầu Giát) có 7 F0, trong đó có 5 F0 đầu tiên là nhân viên quán được phát hiện vào đêm ngày 18/1.
Còn tại ổ dịch tại Karaoke Quỳnh Minh có 11 F0, trong đó 7 nhân viên quán và 4 trường hợp là khách phát hiện chiều ngày 17/1.
Điều đáng nói, trong thời gian qua, huyện Quỳnh Lưu chưa cho phép các dịch vụ không thiết yếu hoạt động trong đó có Karaoke. Các quán này đang hoạt động "chui".
Cựu giám đốc BV Bạch Mai bị đề nghị phạt 5-6 năm tù
Các bị cáo trong vụ án tại toà.
Ngày 20/1, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử vụ nâng khống giá robot phẫu thuật tại BV Bạch Mai. 8 bị cáo trong vụ án cùng bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Trong đó, bốn người là cựu lãnh đạo, cán bộ BV Bạch Mai.
Tại tòa, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quốc Anh (cựu giám đốc BV) 5-6 năm tù, Nguyễn Ngọc Hiền (cựu phó giám đốc BV) 4-5 năm tù, Phạm Đức Tuấn (giám đốc Công ty Công nghệ y tế BMS) 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Năm bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ 24-30 tháng tù cho hưởng án treo đến 30-36 tháng tù giam.
Trong phần xét hỏi, bị cáo Nguyễn Quốc Anh nói cơ bản đồng ý với cáo trạng của VKS nhưng không đồng ý với cáo buộc “thông đồng với Công ty BMS”. Đứng trước tòa, cựu giám đốc BV Bạch Mai thừa nhận trách nhiệm người đứng đầu, nhiều lần khẳng định bản thân không vụ lợi, hoàn toàn vì lợi ích của người bệnh cũng như BV.
Hơn 400 học sinh phải ở lại trường vì liên quan đến 6 ca F0
Đang trong thời gian cách ly nên học sinh các lớp sinh hoạt khép kín.
Nhiều ngày nay, tại 2 trường học ở huyện vùng cao Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đang có tới hơn 400 học trò cách ly tập trung do liên quan tới 6 F0.
Theo bà Phạm Bích Quyên, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, đã 3 tuần nay, toàn bộ giáo viên và học sinh nhà trường không về nhà.
Hiện, ngoài 2 học sinh của lớp 6B là F0 đã được đưa đi điều trị tại cơ sở y tế, còn lại 56 trường hợp F1 (là bạn học cùng lớp, ở cùng phòng với F0). Ngoài ra, gần 250 học sinh còn lại vốn ở nội trú thì cũng được bố trí ở luôn trong trường.
Tình cảnh tương tự cũng diễn ra tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thải Giàng Phố của huyện Bắc Hà sau khi ghi nhận 4 trường hợp học sinh F0. Có 103 trường hợp F1 phải cách ly tập trung tại trường.
Nhà trường vừa phải cắt cử 10 giáo viên tham gia hỗ trợ địa phương trong điều tra, truy vết, vừa phải phụ trách chăm nuôi các học sinh liên quan Covid-19 cả bán trú và ngoại trú khi phân luồng, phân nhóm cách ly tập trung tại trường từ ngày 10/1 đến nay.
Nước nghèo sẽ được mua thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 với giá rẻ
Thuốc Molnupiravir của Hãng dược Merck.
Theo đài Channel News Asia, Tổ chức y tế Medicines Patent Pool (MPP) và Merck đã ký thỏa thuận cho phép 27 công ty sản xuất thuốc tham gia sản xuất các nguyên liệu và thành phẩm thuốc Molnupiravir.
Các công ty này đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước ở châu Phi, châu Á và Trung Đông.
Đây sẽ là phiên bản thuốc giá thành thấp dành cho các nước nghèo. Thỏa thuận mới sẽ giúp mở rộng cơ hội cho thêm nhiều nước tiếp cận loại thuốc này.
Thuốc kháng virus của Merck đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Mỹ hồi tháng 12/2021.
Theo các kết quả thử nghiệm lâm sàng, Molnupiravir giúp giảm 30% nguy cơ nhập viện và tử vong ở nhóm bệnh nhân COVID-19 nguy cơ cao.
Theo MPP, thỏa thuận quy định thuốc Molnupiravir do 27 công ty trên sản xuất sẽ được phân phối ở 105 quốc gia kém phát triển.
Bên cạnh đó, các đối tác phát triển Molnupiravir cùng với Merck, gồm Công ty Ridgeback Biotherapeutics và Đại học Emory của Mỹ, sẽ không nhận được tiền bản quyền từ việc bán các phiên bản thuốc giá thành thấp, cho đến chừng nào Tổ chức Y tế thế giới (WHO) còn coi COVID-19 là tình trạng y tế cộng đồng khẩn cấp toàn cầu.