Thuốc Molnupiravir trong chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát F0 tại nhà và cộng đồng.
Một tấn nguyên liệu để bào chế 4.750.000 viên nén molnupiravir thương hiệu Movinavir 200 mg điều trị Covid-19 của Công ty Optimus Pharma (Ấn Độ), đã theo chuyên cơ đoàn công tác của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từ Ấn Độ về Việt Nam, hai ngày trước.
Số nguyên liệu này đã được bàn giao cho Công ty cổ phần hóa - dược phẩm Mekophar, một trong những doanh nghiệp dược đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc).
Đại diện Mekophar cho biết trước đó đã nộp hồ sơ và đang đợi Bộ Y tế xem xét cấp số đăng ký lưu hành thuốc Movinavir. Công ty này đã hoàn tất nhận chuyển giao công nghệ từ Ấn Độ, dự kiến khi được Bộ Y tế phê duyệt sẽ nhập thêm nguyên liệu và bắt tay ngay vào sản xuất.
Đại diện Mekophar cho biết trước đó đã nộp hồ sơ và đang đợi Bộ Y tế xem xét cấp số đăng ký lưu hành thuốc Movinavir. Công ty này đã hoàn tất nhận chuyển giao công nghệ từ Ấn Độ, dự kiến khi được Bộ Y tế phê duyệt sẽ nhập thêm nguyên liệu và bắt tay ngay vào sản xuất.
Về việc này, ông Phạm Sanh Châu (Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ) cho biết, các công ty Việt Nam đang làm việc với Ấn Độ để nhập nguyên liệu chuẩn bị cho sản xuất khi được Bộ Y tế cấp số đăng ký. Tuy nhiên, Đại sứ không cho biết số lượng doanh nghiệp đang đàm phán mua nguyên liệu.
Molnupiravir là hoạt chất trong thuốc, có tác dụng kháng virus, đang trong giai đoạn thử nghiệm và chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Công an kết luận vụ Hoài Linh "ăn chặn" tiền từ thiện
Nghệ sĩ Hoài Linh.
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa có thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm liên quan đến một số cá nhân tố cáo ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh) có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Công an TP.HCM cho biết, trước đó đơn vị nhận được các tố giác về tội phạm của 4 cá nhân ở TP.HCM, Hà Nội và tỉnh Bình Thuận đều tố giác ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh, SN 1969) có hành vi "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Căn cứ vào kết quả điều tra, cơ quan công an xác định nội dung các tố giác không có dấu hiệu phạm tội. Do vậy, Công an TP.HCM đã ra quyết định không khởi tố vụ án.
Cụ thể, cơ quan chức năng xác định tổng số tiền nghệ sĩ Hoài Linh quyên góp cho đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng lũ lụt năm 2020 là 15,4 tỉ đồng. Trong đó, Hoài Linh đã quyên góp bằng tiền cá nhân hơn 500 triệu. Sau khi nhận được quà cứu trợ, nhiều địa phương đã có thư cảm ơn. Hoài Linh có thông báo kết thúc đợt quyên góp nhưng sau đó các nhà hảo tâm vẫn tiếp tục gửi tiền vào tài khoản của ông.
Trước đó vào cuối tháng 5/2021, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin tố cáo ông Hoài Linh "ngâm" số tiền hơn 14 tỷ đồng hỗ trợ miền Trung. Phía nghệ sĩ Hoài Linh cho biết, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nghệ sĩ này lại bị bệnh nên không thể đi miền Trung dẫn đến chậm trễ giải ngân tiền từ thiện.
Nguy cơ viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine Pfizer và Moderna
Nguy cơ ngừng tim hoặc tử vong trong vòng 28 ngày sau khi mắc COVID-19 đã tăng gấp 14 lần so với những người không bị nhiễm bệnh.
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy, hai loại vaccine mRNA có liên quan đến tăng nguy cơ viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Những tình trạng này hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, thường do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào xem xét mối liên hệ giữa vaccine và nguy cơ viêm tim ở toàn bộ dân số.
Trong nghiên cứu mới này, các tác giả đã phân tích dữ liệu từ gần 5 triệu người ở Đan Mạch, từ 12 tuổi trở lên. Những người này đã được tiêm vaccine Pfizer hoặc Moderna và được theo dõi từ ngày 1/10/2020 đến ngày 5/10/2021.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vaccine Moderna cao hơn so với vaccine Pfizer. Tuy nhiên, số ca bị biến cố tim sau khi tiêm vaccine đều thấp và hầu hết các trường hợp đều nhẹ, theo báo cáo được công bố ngày 16/12 trên Tạp chí BMJ.
Theo tác giả nghiên cứu Anders Hviid, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Huyết thanh Statens ở Copenhagen (Đan Mạch), so với những người không được tiêm vaccine, những người được chủng ngừa có nguy cơ ngừng tim hoặc tử vong thấp hơn 50%.
Tuy nhiên, nguy cơ ngừng tim hoặc tử vong trong vòng 28 ngày sau khi mắc COVID-19 đã tăng gấp 14 lần so với những người không bị nhiễm bệnh, các nhà nghiên cứu cho biết.
Vụ Công ty Việt Á nâng khống kít xét nghiệm, Thủ tướng yêu cầu điều tra mở rộng vụ án
Tổng Giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt (bìa trái, ảnh trên) và các đối tượng thuộc Công ty Việt Á.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 9373/VPCP-NC ngày 22/12 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh kit xét nghiệm COVID-19 xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.
Vừa qua, trước diễn biến phức tạp, nguy hiểm của tình hình dịch bệnh COVID-19, lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu xét nghiệm COVID-19 tại các địa phương trong cả nước, Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á đã có dấu hiệu cấu kết với các tổ chức, cá nhân liên quan, vi phạm nghiêm trọng quy định sản xuất, đấu thầu kit xét nghiệm COVID-19 nhằm trục lợi.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến chỉ đạo như sau:
Yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, các địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ điều tra, xác minh, mở rộng vụ án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt và thất thoát, sớm đưa các đối tượng ra xét xử khách quan, nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật.
Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan khẩn trương, chủ động rà soát, kịp thời có biện pháp chấn chỉnh công tác đấu thầu, mua sắm và sử dụng thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế.
Trung Quốc đóng cửa khẩu thông quan với Quảng Ninh để chống dịch
Cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Thanh Vân/TTXVN)
Ủy ban Nhân dân thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, vừa xác nhận phía chính quyền thành phố Đông Hưng, Trung Quốc, có thông báo gửi chính quyền thành phố Móng Cái về việc tạm dừng thông quan hàng hóa ở cặp cửa khẩu quốc tế này để phục vụ việc phòng chống dịch COVID-19 ở phía Trung Quốc.
Theo thông báo của phía Đông Hưng, trước tình hình phòng, chống dịch hiện nay ở thành phố Đông Hưng, việc thông quan người và hàng hóa tại cửa khẩu Đông Hưng (bao gồm cả cặp chợ biên mậu/cầu phao) sẽ tạm dừng kể từ 0 giờ ngày 21/12/2021, thời gian thông quan sẽ được thông báo sau.
Phía Đông Hưng thông báo thêm cửa khẩu Đông Hưng hiện nay (bao gồm cả cặp chợ biên mậu/cầu phao) các xe hàng xếp hàng chờ xuất nhập cảnh, thời gian chờ lâu. Đối với những mặt hàng cần xuất, nhập khẩu gấp cần chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch xuất nhập khẩu, sắp xếp thời gian thông quan hợp lý, thận trọng lựa chọn cửa khẩu thông quan để tránh những tổn thất không đáng có do hàng hóa tồn đọng.
Hà Nội: Quận Hai Bà Trưng phong toả nhiều khu vực vì có F0
Nhiều phường tại quận Hai Bà Trưng như phường Thanh Nhàn, Phố Huế, Đồng Nhân, Lê Đại Hành... lực lượng chức năng lập nhiều chốt cứng phong toả, điểm cách ly y tế để phòng chống dịch COVID-19.
Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng trong tuần qua có nhiều diễn biến phức tạp, xuất hiện các khu vực đông dân cư có số ca mắc tăng nhanh tại các phường: Phố Huế, Bạch Mai, Cầu Dền, Đông Mác, Đồng Nhân, Lê Thanh Nghị, Thanh Nhàn, Thanh Lương. Tại thông báo mới đây của UBND TP Hà Nội đã đánh giá quận Hai Bà Trưng thuộc cấp độ 3.
Để triển khai các biện pháp an toàn, quận Hai Bà Trưng đã lập nhiều chốt phong toả để phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Phát hiện mới về triệu chứng nhiễm Omicron
Ảnh minh hoạ.
Bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron có thể bị phát ban, đau họng, ngạt mũi, đau cơ, đau nhức thắt lưng, theo dữ liệu công bố từ Nam Phi; nghiên cứu tại Hà Lan cho thấy hiếm khi mất mùi vị.
Trong bối cảnh số ca nhiễm Omicron gia tăng khắp các bang ở Mỹ và châu Âu, người dân khó phân biệt các triệu chứng của biến chủng mới với chủng nCoV khác như Delta, Alpha. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), hầu hết xét nghiệm PCR và kháng nguyên đều có thể phát hiện Omicron.
Dữ liệu sơ bộ liệt kê một số khác biệt về triệu chứng, tuy nhiên các chuyên gia chưa chắc chúng có ý nghĩa thế nào với bức tranh tổng thể về biến chủng.
Ashley Z. Ritter, một y tá tại Đại học Pennsylvania, cho biết các triệu chứng nhiễm Omicron như phát ban, đau họng, ngạt mũi, ho khan và đau cơ, đặc biệt nhất là đau thắt lưng, giống với Delta và phiên bản nCoV ban đầu. Tuy nhiên, Omicron mới xuất hiện ba tuần. Nữ y tá này cho rằng còn quá sớm để chỉ ra điểm khác biệt của nó với những biến chủng trước đây. Bà nhận định nhiều khả năng Omicron sẽ giống với Delta.