Ngày 27/8, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 5962/VPCP-QHĐP về việc xử lý một số kiến nghị của UBND tỉnh Nghệ An.
Cụ thể, xét kiến nghị của UBND tỉnh Nghệ An tại Báo cáo số 382/BC-UBND ngày 14/7/2021 về Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2023 theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị; ý kiến các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nội vụ, Giáo dụcCụ thể, xét kiến nghị của UBND tỉnh Nghệ An tại Báo cáo số 382/BC-UBND ngày 14/7/2021 về Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2023 theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị; ý kiến các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái có ý kiến như sau:
Về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Vinh theo quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện nội dung Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Chính phủ trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua để làm căn cứ pháp lý; phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng và tổ chức thẩm định Đề án, trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
Một góc thành phố Vinh
Mục tiêu của đề án là sẽ xây dựng TP. Vinh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, là trung tâm vùng Bắc Trung bộ về các lĩnh vực tài chính, thương mại, du lịch, khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc xứ Nghệ, xã hội phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Quyết định nêu rõ khi có đủ điều kiện theo quy định, thực hiện mở rộng không gian đô thị TP. Vinh theo quy hoạch chung TP. Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 14/1/2015, phạm vi bao gồm: Toàn bộ TP. Vinh; toàn bộ thị xã Cửa Lò; toàn bộ thị trấn Quán Hành; toàn bộ các xã Nghi Xuân, Phúc Thọ, Nghi Thái, Nghi Phong, Nghi Thạch, Nghi Trường, Nghi Trung, Nghi Thịnh, Nghi Long, Nghi Khánh, Nghi Hợp, Nghi Vạn, Nghi Diên, Nghi Hoa, Nghi Thuận (huyện Nghi Lộc) và một phần của xã Nghi Xá nằm phía Nam đường Nam cấm - Cửa Lò; toàn bộ xã Hưng Tây; một phần của thị trấn Hưng Nguyên, các xã Hưng Lợi, Hưng Mỹ nằm phía Bắc của quốc lộ 1 tránh TP. Vinh, xã Hưng Đạo ở phía Bắc của quốc lộ 46 và quốc lộ 1 đoạn tránh TP. Vinh.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2023, về phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng TP. Vinh (theo giá so sánh 2010) bình quân đạt khoảng 10-11%/năm giai đoạn 2020-2023. Tổng giá trị gia tăng (theo giá hiện hành) chiếm khoảng 25-30% tổng GDP của tỉnh; giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt khoảng 141,7 triệu đồng.
Về đầu tư các dự án trọng điểm tại Quyết định số 827/QĐ-TTg ngày 12/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh căn cứ số vốn được giao, rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án trọng điểm theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 8/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Tỉnh, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
Về bổ sung các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Vinh vào quy hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xem xét kiến nghị của Tỉnh trong quá trình xây dựng lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm và Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 17/2/2021 và Quyết định số 897/QĐ-TTg ngày 26/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2021.
Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển các ngành, lĩnh vực, trong đó về phát triển thương mại, xây dựng TP. Vinh, thị xã Cửa Lò trở thành trung tâm thương mại của vùng Bắc Trung bộ với chức năng đầu mối xuất, nhập khẩu, tập kết, trung chuyển, phân phối, vận chuyển hàng hóa và dịch vụ; là trung tâm xúc tiến, giao dịch thương mại và các dịch vụ khác theo quy hoạch.
Cùng với đó, TP. Vinh sẽ huy động tối đa nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng các công trình quan trọng, thiết yếu, trong đó chú trọng phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp; tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào các dự án thương mại trọng điểm như: Trung tâm hội chợ triển lãm khu vực Bắc Trung bộ; trung tâm logistics khu vực cảng Cửa Lò; tổng kho trung chuyển và phân phối khu vực Bắc Trung bộ; các trung tâm thương mại lớn theo Quy hoạch đã được phê duyệt; xây dựng và phát triển hệ thống siêu thị bán buôn bán lẻ...
Đồng thời, thu hút đầu tư, xã hội hóa chuyển đổi mô hình quản lý và kinh doanh chợ, nâng cấp chợ truyền thống theo hướng văn minh, hiện đại; phát triển các tuyến phố chuyên doanh, xây dựng và quản lý hiệu quả các tuyến phố đêm, phố đi bộ và mô hình mới để thu hút khách du lịch, thúc đẩy kinh doanh gắn với đầu tư xây dựng công trình, chỉnh trang đô thị xanh, sạch, đẹp. Đưa TP. Vinh trở thành trung tâm lưu trú và phân phối khách du lịch của vùng
Về phát triển lĩnh vực du lịch, TP. Vinh sẽ phát triển du lịch gắn với tiềm năng lợi thế của thành phố trong mối quan hệ với vùng cũng như quốc gia và quốc tế; phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn, thân thiện và an toàn; là trung tâm lưu trú và phân phối khách du lịch của vùng Bắc Trung bộ…
Phát triển Cửa Lò thành đô thị du lịch biển, dịch vụ tổng hợp bao gồm: Khu du lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng biển chất lượng cao; khu dịch vụ tổng hợp logistics gắn kết với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh; phát triển các khu du lịch gắn với sông Lam.
https://hoanhap.vn/chi-tiet/y-kien-cua-pho-thu-tuong-ve-de-xuat-mo-rong-tp-vinh1630156689.html