2021: Bước chuyển mạnh mẽ trong chuyển đổi số ngân hàng

2021: Bước chuyển mạnh mẽ trong chuyển đổi số ngân hàng
Đại dịch COVID-19 đã để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nhìn ở một khía cạnh khác thì dịch COVID-19 được xem như một đòn bẩy kích thích quá trình chuyển đổi số trong các ngân hàng ở Việt Nam. Điều này thể hiện rõ ràng qua sự chuyển dịch từ thói quen thanh toán offline sang online của người dùng.

Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu

Theo các chuyên gia, chuyển đổi số ngân hàng liên quan tới một loạt các vấn đề công nghệ và đi cùng đó là các vấn đề pháp lý mới mẻ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm trí tuệ nhân tạo (A.I.), phân tích dữ liệu (Data Analytics), xử lý dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), nhận dạng sinh trắc học (Biometrics) hay việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng không gặp mặt trực tiếp thông qua phương tiện điện tử (e-KYC); QR Code;…

Những thuật ngữ trên về cơ bản không quen thuộc với số đông, nhưng thực tế, cuộc đua chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ cả trong hai khối ngân hàng có vốn nhà nước và thương mại cổ phần. Trong đó, công nghệ dữ liệu, trí tuệ nhân tạo,… được các ngân hàng áp dụng nhiều nhất và tận dụng triệt để phân tích hành vi, nhu cầu khách hàng giúp tối ưu hóa, cá nhân hóa việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ.

Anh 1

Các ngân hàng đang tích cực chuyển đổi số để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế

Số liệu cho thấy tới cuối quý 1/2021, dù ảnh hưởng bởi dịch nhưng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng cao. Cụ thể trong quý đầu năm nay giao dịch qua kênh Internet đạt 156,2 triệu món với giá trị 8,1 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 55,9% về số lượng và 28,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020; tương tự giao dịch qua kênh di động đạt 395,05 triệu món với giá trị hơn 4,6 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 78% và 103%; giao dịch qua kênh QR code đạt 5,3 triệu món với giá trị 4.479 tỷ đồng, tăng tương ứng 83% và 46%.

Hoạt động chung của các ngân hàng trong bối cảnh COVID-19 là đẩy mạnh số hóa, tập trung triển khai các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số, với mục tiêu tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng một cách khác biệt và vượt trội, đưa khách hàng trở thành đối tượng được hưởng lợi đầu tiên từ cuộc cách mạng chuyển đổi số.

Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước cho biết một số dịch vụ ngân hàng (thanh toán, nhận tiền tiết kiệm) gần như đã được số hóa 100%, cho phép khách hàng thực hiện tất cả các khâu trong quy trình sử dụng dịch vụ thanh toán (từ mở tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nộp rút tiền tiết kiệm thông qua tài khoản thanh toán,...), nhiều ngân hàng đã ứng dụng các công nghệ để đánh giá, phân loại khách hàng và quyết định giải ngân,... giúp đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giải ngân, cho vay từ nhiều ngày xuống trong ngày.

Quan sát trên thị trường, các ngân hàng đều ngày càng chú trọng nâng cấp và hoàn thiện công nghệ phục vụ cho hạ tầng thanh toán điện tử, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Hàng chục triệu khách hàng đã trở thành khách hàng số của ngân hàng với việc sử dụng thường xuyên các ứng dụng ngân hàng số trong mọi giao dịch thường nhật như: Ứng dựng ngân hàng số VCB Digibank, VietinBank iPay, BIDV Smart Banking, eBank X của TPBank; Omni-Channel của OCB,... BIDV phát động chiến dịch chuyển đổi số "BIDV digi up", công bố nhiều dự án chuyển đổi số. VietinBank cũng có kế hoạch xây dựng ứng dụng "chatbot" (robot tự động nói chuyện, tương tác với khách hàng) “đa nhiệm” hơn.

Ở khối các ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) có hệ thống ngân hàng tự động (LiveBank), Ngân hàng Bưu điện Liên Việt có LienViet24h,…

Là một trong những ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số, Vietcombank luôn luôn đổi mới, sáng tạo không ngừng để đưa đến khách hàng những sản phẩm dịch vụ hiện đại, tiện ích nhất.

Vietcombank đã cho ra mắt dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank, trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến và thay thế các dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking trước đây. Theo Vietcombank, thay đổi này nhằm cung cấp các trải nghiệm liền mạch, thống nhất cho khách hàng trên cũng như thiết bị di động.

Với việc hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến, sẽ chỉ còn một tên đăng nhập và một mật khẩu cho dịch vụ VCB Digibank duy nhất. Người dùng sẽ không còn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ song song hai tên đăng nhập và mật khẩu riêng rẽ. Tên đăng nhập VCB Digibank chính là số điện thoại khách hàng đăng ký với ngân hàng, thay vì dãy chữ và số do ngân hàng cung cấp như trước.

Theo ông Đào Minh Tuấn - Phó tổng giám đốc Vietcombank, “Chuyển đổi số là một trong những động lực quan trọng đối với tăng trưởng của Vietcombank và đang được ngân hàng thực thi mạnh mẽ. Việc ra mắt dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank là một dấu mốc quan trọng thể hiện quyết tâm chuyển đổi số của Vietcombank, giúp mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng”.

Ông Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc của TPBank , “Các ngân hàng Việt Nam đang nhanh chóng nắm bắt cơ hội, ráo riết nghiên cứu và áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm nhanh chóng khai thác tiềm năng từ phân khúc khách hàng chưa tiếp cận được dịch vụ ngân hàng, điển hình là các giải pháp về định danh khách hàng bằng phương thức điện tử (eKYC); ngân hàng điện tử (Internet Banking và Mobile Banking); thanh toán bằng mã QR, sinh trắc học; kết nối với các ví điện tử, công ty fintech,…”

Trong đó, phương thức xác thực điện tử (eKYC) đang được nhiều ngân hàng đưa vào ứng dụng, khách hàng có thể mở tài khoản mới ngay trên điện thoại di động thông qua ứng dụng ngân hàng số. Đây được xem là chìa khóa giúp các ngân hàng đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Bởi khách hàng không phải xếp hàng chờ đợi, không phải điền vào quá nhiều biểu mẫu, giấy tờ.

Ông Nguyễn Hưng khẳng định, ngân hàng tự động TPBank LiveBank đã được triển khai từ năm 2017, cho phép khách hàng mở tài khoản trong vỏn vẹn 8 phút và nhận thẻ ngay lập tức; trong khi thủ tục này có thể mất đến cả tuần lễ tại nhiều ngân hàng lớn trên thế giới.

Trong lĩnh vực thanh toán, TPBank cũng là ngân hàng đầu tiên trong Đông Nam Á cho phép khách hàng rút tiền, giao dịch bằng khuôn mặt và vân tay mà không yêu cầu thẻ ngân hàng hay bất kỳ giấy tờ tùy thân nào – giúp giản lược thao tác cho khách hàng và đồng thời vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ rủi ro.

Bên cạnh những những sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng, chuyển đổi số còn thay đổi từ cốt lõi trong các khâu quản trị nội bộ của các ngân hàng.

Chia sẻ với truyền thông, Tiến sỹ Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, “Theo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước đến cuối 2020, có khoảng 60-70% tổ chức tín dụng đã và đang xây dựng, thậm chí là thực thi chiến lược chuyển đổi số của mình. Bên cạnh đó, một số tổ chức tín dụng đã tự động hóa một phần, một số những quy trình hoặc sản phẩm liên quan đến thanh toán, kế toán, tài trợ thương mại...”

Trí tuệ nhân tạo cũng đã được ứng dụng để phân tích, đánh giá hành vi khách hàng; tích cực đầu tư công nghệ thông tin để nâng cấp hạ tầng số của tổ chức tín dụng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.

Không chỉ ngân hàng mà lĩnh vực thanh toán cũng ngày càng thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, đặc biệt là sự góp mặt của các công ty công nghệ tài chính (Fintech). Các chuyên gia cho rằng, đột phá trong lĩnh vực thanh toán sẽ còn tiếp diễn mạnh mẽ hơn nữa khi số lượng công ty Fintech tiếp tục gia tăng, dưới ảnh hưởng mạnh mẽ và khó lường từ Covid-19. Cuộc đua chuyển đổi số sẽ có thêm sự cạnh tranh giữa ngân hàng và các Fintech.

Ông Cấn Văn Lực cho rằng: “Giữa các công ty công nghệ tài chính và ngân hàng có sự cạnh tranh nhưng vẫn có sự hợp tác. Thứ nhất về cạnh tranh, tất nhiên cạnh tranh cũng không quá quyết liệt vì phân khúc khách hàng của hai đối tượng này tương đối khác nhau. Với Fintech, khách hàng thường nhỏ lẻ và chưa có tài khoản ngân hàng hoặc ở những nơi tương đối xa xôi, hẻo lánh. Còn với ngân hàng, đối tượng chính là khách hàng truyền thống, cộng với một số khách hàng mới. Đối với nhóm khách hàng mới và nhỏ lẻ này các bên cũng đã và đang cạnh tranh. Thứ hai về hợp tác, nhiều tổ chức tín dụng đã ký thỏa thuận hợp tác với các Fintech để tạo ra hệ sinh thái, tận dụng lợi thế của nhau”.

Các công ty công nghệ tài chính và các ngân hàng có sự phối kết hợp để tạo lập một hệ sinh thái. Ví dụ như dạng open banking, tức là hệ sinh thái ngân hàng mà ở đó ngân hàng sẽ là trụ cột chính, còn xung quanh vệ tinh, các Fintech và các tổ chức cũng như ứng dụng dịch vụ khác như là y tế, giáo dục.

Thách thức hạ tầng, rủi ro bảo mật

Mặc dù chuyển đổi số tạo ra kỳ vọng tăng trưởng về doanh thu, khách hàng nhưng cũng tồn tại nhiều thách thức. Ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận định, về khuôn khổ pháp lý, những vấn đề mới phát sinh như quy định pháp luật về giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử, các vấn đề về định danh và xác thực; các cơ chế và quy định về chia sẻ dữ liệu.

Bên cạnh đó, theo ông Phạm Tiến Dũng, cơ sở hạ tầng cũng đòi hỏi hạ tầng số đồng bộ, tập trung, chuẩn kỹ thuật kết nối, chuẩn dữ liệu, cơ sở dữ liệu dùng chung, hạ tầng , bảo mật. Ngoài ra, nhiều vấn đề đặt ra trong hợp tác giữa ngân hàng với công ty Fintech như an ninh an toàn, bảo mật thông tin,... Xu hướng gia tăng tội phạm công nghệ cao với nhiều thủ đoạn mới và ngày càng tinh vi.

Anh 2

Vietcombank một trong những ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số

Cụ thể, rủi ro lộ SMS OTP, rủi ro từ người thân, rủi ro từ tài khoản giả mạo, mua bán dùng chứng minh thư giả để mở tài khoản. Khi khách hàng bị lừa tiền, tiền chuyển rất nhanh qua các tài khoản giả mạo. Điều này dẫn đến không định danh được người thực hiện giao dịch, khó khăn trong điều tra thu hồi tiền cho khách.

Cá biệt có trường hợp chỉ trong vòng 3 phút, tài khoản nhận được tiền đã kịp chuyển số tiền đó qua 8 tài khoản của 8 ngân hàng khác nhau và cả 8 tài khoản người sử dụng đều không phải chủ tài khoản.

Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó chủ tịch Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (Vinasa) khẳng định: "Trong nguy có cơ. Nếu chúng ta không bắt đầu làm quyết liệt, sẽ dẫn đến nguy cơ tụt hậu, có thể "chết". Cùng một vạch xuất phát, cùng chạy marathon, nếu có quyết tâm sẽ thành công". Ngoài ra, ông Thắng lưu ý, ngân hàng số là cái đích, còn chuyển đổi số là một quá trình.

Ngân hàng số có nhiều mức độ. Trong đó, 1.0 là giai đoạn ngân hàng đa kênh cung cấp nhiều dịch vụ như Internet Banking, Mobile Banking. Ngân hàng 2.0 là thời kỳ hợp kênh, tung mọi dịch vụ lên một ứng dụng, thuận tiện cho người dùng sử dụng. Đến giai đoạn 3.0, người dùng có thể thực hiện tất cả dịch vụ tài chính từ xa mà không cần đến ngân hàng. Nhưng giai đoạn 4.0 các ngân hàng chưa làm được, đó là tập trung vào trải nghiệm, cá nhân hóa người dùng. Mỗi ngân hàng cần chọn hướng đi cho mình, đi tuần tự hay nhảy vọt.

http://kinhtetapdoan.vn/2021-buoc-chuyen-manh-me-trong-chuyen-doi-so-ngan-hang-d10679.html

Nguồn: Theo tạp chí Kinh tế tập đoàn
Cùng chuyên mục
Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

03-06-2023 16:02

Năm 2023, các trường hợp tham gia BHXH được hưởng lương hưu khi có đủ 2 điều kiện là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam, đủ 56 tuổi đối với nữ.

Nổi bật trang chủ
Quy hoạch Đô thị thông minh, tòa nhà thông minh - Giải pháp ứng phó với El Nino
09/06/2023

'Hiểu và Tôn trọng thiên nhiên, mình bảo vệ thiên nhiên và thiên nhiên bảo vệ mình trong mối tương tác hài hòa' là triết lý phát triển thông minh trước những thách thức ngày càng khốc liệt của biến đổi khí hậu, KTS. Lê Anh Tuấn - Chuyên gia trưởng Hội đồng khoa học Văn Phú – Invest chia sẻ.

Đọc thêm
Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

03/06/2023

Bộ Công Thương tổ chức buổi gặp mặt với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều, nhãn trong bối cảnh nhiều địa phương phía Bắc đang vào vụ thu hoạch vải.

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

03/06/2023

Năm 2023, các trường hợp tham gia BHXH được hưởng lương hưu khi có đủ 2 điều kiện là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam, đủ 56 tuổi đối với nữ.

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

03/06/2023

Chính thức được đồng sở hữu bởi Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Krungsri, SHBFinance đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ nằm trong Top 4 công ty tài chính tiêu dùng hoạt động an toàn hiệu quả nhất Việt Nam, phục vụ thêm 1 triệu khách hàng hạnh phúc.

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

03/06/2023

Lúa gạo vốn dĩ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt. Bao nhiêu thế kỷ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt.

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

03/06/2023

Lễ hội trái cây Nam bộ - Suoi Tien Farm Festival 2023 chính thức khai mạc. Lễ hội diễn ra xuyên suốt từ hôm nay đến hết 31/8 với hàng loạt các chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực...

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

01/06/2023

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm, không tổ chức dạy trước chương trình, ôn tập, luyện thi, kiểm tra, khảo sát để xếp lớp năm học 2023-2024.

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

01/06/2023

BHXH Việt Nam vừa trình Hội đồng quản lý BHXH đề xuất cơ quan có thẩm quyền tiếp tục có chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch COVID-19 và người lao động tại các đơn vị này từ quỹ BHXH, quỹ BHTN, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

01/06/2023

Chiều nay, hàng xóm sang bảo nhà tôi là họ đang đo đạc để cấp lại sổ đỏ. Họ mới lấn được 1 ít ao và giờ đang làm nhà trên đó nên muốn thêm phần này vào sổ đỏ mới. Phần lấn chiếm nằm giáp ranh nhà tôi nên họ muốn nhà tôi ký xác nhận cho họ.

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

31/05/2023

Chuyên tâm kiến tạo giá trị sống cho cộng đồng, lấy con người làm trung tâm kết hợp với sự thấu hiểu...

0.58136 sec| 1924.148 kb