Cải thiện khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp

Cải thiện khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp
Năm 2023, thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục chịu nhiều sức ép do căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; lạm phát tăng cao; thị trường thu hẹp, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ và phòng chống dịch Covid-19 ở một số nước tác động mạnh đến thị trường nội địa cũng như xuất khẩu...

Câu hỏi đặt ra là xoay sở cách nào? Dù mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam năm 2023 thấp hơn mức tăng trưởng 2022, song vẫn là thách thức lớn.

Hỗ trợ doanh nghiệp nguồn vốn giá rẻ từ nhà điều hành

Động thái liên tục suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước đang có nhiều khó khăn, thuận lợi đan xen. Trong nước, tình hình sản xuất kinh doanh khá đình trệ, tính đến hết quý I/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều thấp, đặc biệt, tốc độ tăng GDP của quý I/2023 thấp nhất trong 4 năm qua. Đây chính là một phần lý do để nhà điều hành điều chỉnh hai lần lãi suất chủ chốt chỉ trong vòng 15 ngày. Đây cũng là động thái có phần nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng. Dù vậy, khả năng hấp thụ vốn mới là điều đáng lo khi mà tốc độ tăng trưởng tín dụng quý I/2023 chỉ đạt 2,06% so với mức tăng 5,04% của quý I/2022.

Cải thiện khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệpCơ giới hóa trên cánh đồng lúa ở ĐBSCL. Ảnh Trọng Triết

Với lần điều chỉnh lãi suất ngày 31/3/2023, NHNN đồng loạt ban hành 5 quyết định giảm các loại lãi suất điều hành, hiệu lực từ ngày 3/4/2023. Trong đó, điểm khác biệt là lãi suất tái cấp vốn giảm 0,5%, giúp các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp cận được nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn để cải thiện thanh khoản và hạ lãi suất cho vay. Trong khi đợt giảm lãi suất ngày 14/3/2023, NHNN giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở mức 6%.

Đáng chú ý, động thái này, chính là điểm mấu chốt trong điều hành lãi suất. Bởi lẽ, giảm lãi suất tái cấp vốn sẽ giúp các TCTD có thể tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, từ đó tác động mạnh đến mặt bằng lãi suất trên thị trường trong thời gian tới.

Dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, CPI đã giảm từ 4,89% tháng 1/2023 xuống 3,35% tháng 3/2023, bình quân 3 tháng là 4,18% so với cùng kỳ năm 2022. Lạm phát cơ bản giảm từ 5,12% tháng 1/2023 xuống 4,88% tháng 3/2023, bình quân 3 tháng là 5,01%. Như vậy, lạm phát chung và lạm phát cơ bản đều chậm lại trong bối cảnh sức cầu yếu.

Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay thị trường tiền tệ ổn định, thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào; lãi suất liên ngân hàng giảm nhanh và mạnh. Thị trường ngoại tệ ổn định, ngày 30/3/2023, tỷ giá trung tâm ở mức 23.603 VND/USD, giảm khoảng 0,04% so với cuối năm 2022; tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng khoảng 23.480 VND/USD, giảm 0,4% so với cuối năm 2022. Đó chính là những yếu tố thuận lợi hỗ trợ mặt bằng lãi suất diễn biến ổn định trong thời gian tới. Tuy nhiên, NHNN cũng không chủ quan với áp lực lạm phát vẫn ở mức sát với mục tiêu 4,5%  ngay quý 1/2023. Lạm phát toàn cầu được tiếp tục duy trì ở mức cao. Các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ, điều hành tăng và neo giữ lãi suất ở mức cao nhưng ở mức độ nhẹ hơn trước.

Vấn đề hiện nay là khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Số liệu của NHNN cho thấy, đến ngày 28/3/2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 2,06% so với cuối năm 2022, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2022. Tăng trưởng tín dụng quý 1/2023 chưa bằng một nửa so với quý 1/2022. Ngân hàng không giải ngân được chứ có phải không muốn cho vay. Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước biến động, nhiều doanh nghiệp khó khăn hơn thì khả năng đáp ứng điều kiện cho vay thấp hơn… nên không đủ điều kiện giải ngân. Đó là lý do vì sao tình hình tín dụng tăng thấp.

Theo dữ liệu Tổng cục Thống kế, tăng trưởng kinh tế quý 1 trong nước thấp nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2011 (trừ quý 1/2020 bị tác động của đại dịch Covid-19) do cầu thế giới sụt giảm, cầu trong nước suy yếu. GDP quý 1 tăng 3,32%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý 1/2020 trong giai đoạn 2011 - 2023.

Giải pháp cải thiện khả năng hấp thụ vốn

Tăng trưởng chậm lại, cầu tín dụng nền kinh tế suy giảm, dẫn đến hệ thống ngân hàng khó đẩy tín dụng cao mặc dù thanh khoản dư thừa lớn.

Trong giai đoạn kinh tế gặp khó khăn thì cần nhiều giải pháp để tháo gỡ chứ không chỉ trông chờ vào chính sách tiền tệ. Chính sách nhà nước mang tính hỗ trợ phần nào, còn các doanh nghiệp, các thành phần trong nền kinh tế phải tôn trọng và chấp nhận cơ chế thị trường.

Đến này, điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, mặt bằng lãi suất giảm tương đối tốt. Hệ thống ngân hàng ổn định, an toàn. Vấn đề cần tháo gỡ trong thời gian tới là làm sao cho dòng vốn tín dụng chảy vào đúng lĩnh vực sản xuất ưu tiên, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, NHNN cần đẩy mạnh hơn nữa tốc độ giải ngân của các gói vay ưu đãi lãi suất đã được Chính phủ phê duyệt.

Cải thiện khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp

Chợ hoa quả trên sông ở ĐBSCL. Ảnh Trọng Triết

Đáng chú ý, ưu tiên vốn cho doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu để tận dụng các hiệp định thương mại đã có hiệu lực. Các FTA tiếp tục thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan. Vì thế mỗi doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo, tìm kiếm thị trường mới, khai thác lợi thế từ các FTA. Mỗi FTA có ưu đãi riêng nhưng đều là hành lang dẫn doanh nghiệp tới thành công, cần mặn mà tiếp cận đối tác để có nhiều sự chọn lựa và chọn được điều thích hợp nhất.

Xúc tiến thương mại phải là một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Doanh nghiệp phải đa dạng hóa sản phẩm. Với nông sản, cần và có thể làm ngay là tăng cường chế biến, nhất là chế biến sâu, giá trị gia tăng cao, theo đòi hỏi của khách. Hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi, giảm trung gian, hạ giá thành, nâng chất lượng theo quy chuẩn VietGAP, cảm quan hấp dẫn.

Nhằm gắn với các mô hình kinh doanh mới, đặc biệt là sự phát triển của thương mại điện tử, kinh tế số, doanh nghiệp khẩn trương chuẩn bị chủ yếu là nhân sự, tài chính, đầu tư cho xuất khẩu đúng, trúng, hiệu quả trên nền tảng số hóa.

https://hoanhap.vn/chi-tiet/cai-thien-kha-nang-hap-thu-von-cua-doanh-nghiep1682301265.html

Nguồn: Theo tạp chí điện tử Hòa nhập
Cùng chuyên mục
Mức hưởng bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi

Mức hưởng bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi

27-05-2023 17:58

Theo quy định tại Khoản 10, Điều 1, Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế: 'Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30.9 của năm đó'.

Nổi bật trang chủ
''Giải cơn khát'' BĐS trung tâm thành phố đáng sống Đà Nẵng
27/05/2023

Là một trong những địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nước, song Đà Nẵng vẫn vắng bóng những tổ hợp BĐS hiện đại, đầy đủ tiện ích đáp ứng nhu cầu an cư và kinh doanh cho tầng lớp doanh nhân, người thành đạt, người nước ngoài…

Đọc thêm
Ngân hàng nào lọp Top 1 được cán bộ nhân viên yêu thích nhất tại Việt Nam?

Ngân hàng nào lọp Top 1 được cán bộ nhân viên yêu thích nhất tại Việt Nam?

26/05/2023

HDBank đã xuất sắc lọt Top 1 Ngân hàng được nhân viên nội bộ yêu thích nhất trong năm 2022, đối với các doanh nghiệp có quy mô trên 4.000 nhân viên, theo kết quả khảo sát 'Nhà tuyển dụng yêu thích năm 2022' vừa công bố.

Làm rõ thông tin đóng bảo hiểm xã hội và hưởng lương hưu

Làm rõ thông tin đóng bảo hiểm xã hội và hưởng lương hưu

26/05/2023

Người lao động sẽ được hưởng lương hưu cao hơn khi đóng BHXH với mức cao và tích lũy thời gian đóng dài. Chưa kể, lương hưu còn luôn được Nhà nước quan tâm, điều chỉnh phù hợp để đảm bảo cuộc sống cho người nghỉ hưu.

Gói tài chính 120.000 tỷ đồng cho NƠXH: Chưa phát sinh dư nợ?

Gói tài chính 120.000 tỷ đồng cho NƠXH: Chưa phát sinh dư nợ?

25/05/2023

Sau gần 2 tháng đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa nhận được danh mục các dự án theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Do đó, mặc dù được triển khai từ 01/04/2023 nhưng đến nay chưa phát sinh dư nợ thuộc chương trình cho vay gói 120.000 tỷ đồng. Quá trình triển khai đang găp nhiều khó khăn do khan hiếm dự án đầu tư NƠXH.

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu không tự tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu không tự tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

25/05/2023

Sở GD&ĐT Hà Nội đã đề nghị các trường học trực thuộc và các quận, huyện, thị xã tuyên truyền, thực hiện nghiêm túc đảm bảo an toàn cho các em học sinh khi tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm, tuyệt đối không tự tổ chức các hoạt động trải nghiệm mang tính tự phát.

Cư dân T&T DC Complex chính thức nhận bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cư dân T&T DC Complex chính thức nhận bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

25/05/2023

Công ty Cổ phần Bất động sản T&T Homes (thành viên Tập đoàn T&T Group) đã tổ chức lễ bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cư dân dự án T&T DC Complex (Hoàng Mai, Hà Nội).

Hà Nội: Nhà ở xã hội chiếm 80% nhu cầu người dân

Hà Nội: Nhà ở xã hội chiếm 80% nhu cầu người dân

25/05/2023

UBND Hà Nội mới đây cho biết từ đầu năm 2021 đến hết tháng 4/2023, Hà Nội có 4 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) hoàn thành với khoảng 5.300 căn hộ.

Bác thông tin sai lệch về nhà máy điện Long An

Bác thông tin sai lệch về nhà máy điện Long An

25/05/2023

Sở Công thương đã có công văn đề nghị Sở TT-TT Long An kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân đăng tải những thông tin sai lệch về Dự án nhà máy điện LNG Long An I và Long An II.

Doanh nghiệp do nữ làm chủ: Tự tin vững bước

Doanh nghiệp do nữ làm chủ: Tự tin vững bước

20/05/2023

Đứng trước những thách thức của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ (WSMEs) càng khẳng định được bản lĩnh, sự tin của phái đẹp để vượt qua và phát triển bền vững.

Hà Nội: Công bố tỷ lệ chọi thi lớp 10 từng trường năm 2023

Hà Nội: Công bố tỷ lệ chọi thi lớp 10 từng trường năm 2023

18/05/2023

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường THPT công lập không chuyên năm học 2023-2024.

0.14000 sec| 1896.984 kb