Cân bằng kiểm soát lạm phát và hồi phục kinh tế

Cân bằng kiểm soát lạm phát và hồi phục kinh tế
Mục tiêu xuyên suốt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặt ra là đảm bảo kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát và phục hồi kinh tế nhanh và bền vững. Chính vì vậy, chính sách tiền tệ kết hợp chính sách tài khóa hài hòa kịp thời góp phần kiểm soát lạm phát và phục hồi kinh tế nhanh và bền vững.

Cân bằng kiểm soát lạm phát và hồi phục kinh tế

Doanh nghiệp chế biến thanh long tổ chức sản xuất trở lại. Ảnh Trọng Triết

Tiền tệ - Tài khóa phải hài hòa kịp thời

Ước tính của Tổng cục Thống kê cho thấy, bình quân 8 tháng năm 2022 chỉ số giá (CPI) tăng khoảng 2,6% so với cùng kì năm 2021. Hiện Việt Nam nằm trọng nhóm những nước có chỉ số lạm phát cận thấp của thế giới và giỏ hàng hóa để tính CPI của Việt Nam không khác nhiều so với thế giới. Cụ thể, Nhật Bản, Trung Quốc… nằm trong nhóm rất thấp, CPI chỉ tăng khoảng 1,8%; Việt Nam trong 7 tháng CPI tăng 2,54%, nằm trong nhóm CPI tăng cận thấp (khoảng 2-3%), tương đương với các nước: Malaysia, Indonesia, Brunei… Trong khi đó, nhiều nước EU, Mỹ, Canada nằm trong nhóm CPI tăng cao trên 8%.

Chính sách tài khóa không chỉ là kết quả của sản xuất, kinh doanh, mà còn là một trong những quan hệ cân đối kinh tế vĩ mô quan trọng.

Bội thu ngân sách trong 7 tháng đầu năm 2022 là kết quả tích cực hiếm thấy so với cùng kì và cả năm trong nhiều năm qua và đây là biểu hiện của chính sách tài khóa thắt chặt.

Việc thắt chặt chính sách tài khóa có ý nghĩa lớn nhất là góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, bởi tài khóa (cùng với tiền tệ) là yếu tố tiềm ẩn, đồng thời là lý do trực tiếp của lạm phát, tiền tệ và tài khóa đều liên quan đến tiền - mà tiền tệ là biểu hiện của giá và giá làm cho tiền nhiều hay ít. Việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu có ý nghĩa rất lớn về nhiều mặt, trực tiếp tác động đến nhu cầu hằng ngày, mức sống thực tế của chủ thể đông nhất trên thị trường là người tiêu dùng, nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp…

Tuy nhiên, việc thắt chặt tài khóa (cùng với việc tăng không cao hơn bao nhiêu so với 2 năm trước của dư nợ tín dụng) cần được xem xét bởi nhiều lý do. CPI bình quân 7 tháng so với cùng kỳ năm trước mới ở mức 2,54% - còn thấp xa so với mục tiêu cả năm (khoảng 4%) và thấp xa so với CPI tương ứng của nhiều nước trên thế giới. Nhập khẩu lạm phát tiếp tục tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh, làm tăng giá sản xuất cao hơn CPI.

Số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh, tạm dừng hoạt động và hoàn tất thủ tục giải thể vẫn còn rất lớn, tổng số doanh nghiệp ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường lên đến 94.600, tăng 13,5%, bình quân một tháng có tới 13.514 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bình quân một ngày lên đến 450 doanh nghiệp.

Tăng trưởng GDP đã 2 năm rơi xuống “đáy” trong hơn 30 năm; mục tiêu năm nay đề ra 6 - 6,5% cao gấp 2 - 3 lần so với 2 năm trước. Quốc hội và Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ tài chính - tiền tệ  lên đến 350.000 tỉ đồng, với 40.000 tỉ đồng hỗ trợ đầu tư cấp bù lãi suất 2%, kéo 1 triệu tỉ đồng bình quân 1 năm, riêng năm 2022 chỉ còn một nửa thời gian thực hiện…

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đã đạt 6,42%, cả năm có thể vượt mục tiêu, thậm chí có thể vượt 7%. Tuy tăng cao nhưng mức tăng không lớn do số gốc so sánh đạt thấp; so với mục tiêu bình quân 1 năm trong kế hoạch 5 năm (2021 - 2025), thì đòi hỏi phải tăng cao hơn. Để ngăn chặn nguy cơ “sập bẫy trung bình”, “chưa giàu đã già”… thì tốc độ tăng trưởng GDP còn phải cao hơn nữa.

Giải pháp phục hồi kinh tế

Thời gian qua, chúng ta thực hiện hiệu quả chính sách tài khóa, ổn định được tỉ giá, lãi suất, kiểm soát tín dụng, đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; kết hợp hài hòa, linh hoạt, hợp lí kịp thời giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; quản lí chặt chẽ, công khai, minh bạch giá cả các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu.

Đáng chú ý, mặc dù kết quả điều hành giá trong 8 tháng năm 2022 có nhiều dấu hiệu khả quan, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá. Cụ thể, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư chiến lược vẫn chịu áp lực lớn từ tình trạng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững của nền kinh tế thế giới, nhất là một số nền kinh tế lớn và đối tác chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc… Bên cạnh đó, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc thường tăng theo quy luật vào giai đoạn chuyển mùa và thời điểm lễ, Tết; giá thịt lợn đang có xu hướng tăng…

Để đảm bảo mục tiêu CPI bình quân năm 2022 ở mức dưới 4% công tác điều hành giá trong những tháng cuối năm cần tiếp tục thực hiện chủ động, linh hoạt vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân cả năm 2022 theo mục tiêu Chính phủ và Quốc hội giao cũng như tạo nền tảng thuận lợi cho việc kiểm soát lạm phát cả năm 2023. Muốn vậy, cần thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ tăng giá bất hợp lí. Trong đó, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm, thịt lợn, thức ăn chăn nuôi, thuốc, vật tư y tế, dịch vụ lưu trú, du lịch…

Cân bằng kiểm soát lạm phát và hồi phục kinh tế

 Co.opmart An Giang một trong những siêu thị có bán hàng thông qua sàn TMĐT. Ảnh Trọng Triết

Một trong những thách thức làm giảm đà tăng tốc phục hồi của nền kinh tế, đặc biệt làm giảm hiệu quả chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - giai đoạn 2022 – 2023 trị giá gần 350 nghìn tỉ đồng là vấn đề chậm giải ngân của các dự án đầu tư công. Tính đến 31/7/2022, mới chỉ giải ngân 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Bên cạnh đó, cần linh hoạt về hạn mức tăng trưởng tín dụng, không nên chờ đến quý 4 cuối năm khi tăng trưởng tín dụng và lạm phát êm rồi mới “nới room tín dụng”, vì làm như vậy sẽ quá trễ so với nhu cầu phục hồi của nền kinh tế và của doanh nghiệp. Không nới room ngay thì cực kì khó giải ngân với gói hỗ trợ lãi suất. Nếu ngân hàng đã hết hạn mức tăng trưởng tín dụng thì làm sao có thể giải ngân được gói hỗ trợ lãi suất. Đây là điều kiện cần và đủ để triển khai tốt hơn gói hỗ trợ lãi suất trong thời gian tới.

Do vậy, cần xem xét nới lỏng chính sách tài khóa mà không nên thắt chặt ở mức như vừa qua, với những giải pháp cần thiết, như giảm tiếp thuế VAT; giảm hoặc cắt thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu; thực hiện nhanh hơn chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước; phối hợp với ngân hàng để thực hiện nhanh việc cấp bù lãi suất 2% theo Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ…/.

https://hoanhap.vn/chi-tiet/can-bang-kiem-soat-lam-phat-va-hoi-phuc-kinh-te1662513673.html

Nguồn: Theo tạp chí điện tử Hòa nhập
Cùng chuyên mục
Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

03-06-2023 16:02

Năm 2023, các trường hợp tham gia BHXH được hưởng lương hưu khi có đủ 2 điều kiện là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam, đủ 56 tuổi đối với nữ.

Nổi bật trang chủ
Quy hoạch Đô thị thông minh, tòa nhà thông minh - Giải pháp ứng phó với El Nino
09/06/2023

'Hiểu và Tôn trọng thiên nhiên, mình bảo vệ thiên nhiên và thiên nhiên bảo vệ mình trong mối tương tác hài hòa' là triết lý phát triển thông minh trước những thách thức ngày càng khốc liệt của biến đổi khí hậu, KTS. Lê Anh Tuấn - Chuyên gia trưởng Hội đồng khoa học Văn Phú – Invest chia sẻ.

Đọc thêm
Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

03/06/2023

Bộ Công Thương tổ chức buổi gặp mặt với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều, nhãn trong bối cảnh nhiều địa phương phía Bắc đang vào vụ thu hoạch vải.

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

03/06/2023

Năm 2023, các trường hợp tham gia BHXH được hưởng lương hưu khi có đủ 2 điều kiện là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam, đủ 56 tuổi đối với nữ.

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

03/06/2023

Chính thức được đồng sở hữu bởi Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Krungsri, SHBFinance đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ nằm trong Top 4 công ty tài chính tiêu dùng hoạt động an toàn hiệu quả nhất Việt Nam, phục vụ thêm 1 triệu khách hàng hạnh phúc.

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

03/06/2023

Lúa gạo vốn dĩ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt. Bao nhiêu thế kỷ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt.

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

03/06/2023

Lễ hội trái cây Nam bộ - Suoi Tien Farm Festival 2023 chính thức khai mạc. Lễ hội diễn ra xuyên suốt từ hôm nay đến hết 31/8 với hàng loạt các chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực...

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

01/06/2023

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm, không tổ chức dạy trước chương trình, ôn tập, luyện thi, kiểm tra, khảo sát để xếp lớp năm học 2023-2024.

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

01/06/2023

BHXH Việt Nam vừa trình Hội đồng quản lý BHXH đề xuất cơ quan có thẩm quyền tiếp tục có chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch COVID-19 và người lao động tại các đơn vị này từ quỹ BHXH, quỹ BHTN, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

01/06/2023

Chiều nay, hàng xóm sang bảo nhà tôi là họ đang đo đạc để cấp lại sổ đỏ. Họ mới lấn được 1 ít ao và giờ đang làm nhà trên đó nên muốn thêm phần này vào sổ đỏ mới. Phần lấn chiếm nằm giáp ranh nhà tôi nên họ muốn nhà tôi ký xác nhận cho họ.

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

31/05/2023

Chuyên tâm kiến tạo giá trị sống cho cộng đồng, lấy con người làm trung tâm kết hợp với sự thấu hiểu...

0.18998 sec| 1900.352 kb