Đài AFP trích thông tin từ trung tâm nghiên cứu The Economist Intelligence Unit (EIU) cho biết, 2/3 thiệt hại sẽ rơi vào các nước đang phát triển và sẽ khiến nghèo đói và nguy cơ bất ổn xã hội gia tăng. Bất bình đẳng về nguồn vac-xin cũng làm trì hoãn sự phục hồi kinh tế của các nước nghèo.
Trong khi hoạt động ở một số nước dần trở lại gần như bình thường nhờ tiêm chủng, dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành tại nhiều nước.
Hệ thống y tế «chịu áp lực nghiêm trọng » là hiện trạng chung ở một số nước, như tại thành phố Sydney của Úc, do số ca nhiễm mới hàng ngày đạt mức kỷ lục (thêm 919 ca vào ngày 25/08 ) và 113 bệnh nhân đang được điều trị trong các khoa hồi sức ở bang New South Wales.
Nhật Bản cũng ghi nhận «số ca nguy kịch tăng đột ngột và hệ thống y tế đang ở thế vô cùng khó khăn», theo phát biểu của bộ trưởng Kinh Tế Yasutoshi Nishimura ngày 25/08.
Do đó, chính phủ đang tính đến việc mở rộng tình trạng khẩn cấp ra 8 tỉnh từ ngày 27/08 đến ngày 12/09. Như vậy, có tổng cộng 21 tỉnh được đặt trong tình trạng khẩn cấp.
Còn tại Pháp, các biện pháp phong tỏa và giới nghiêm, được áp dụng từ ngày 30/07, sẽ kéo dài đến hết ngày 19/09.
Ở Trung Đông, Iran là nước bị dịch nghiêm trọng nhất và đang phải đối phó với đợt dịch thứ 5 do biến thể Delta. Số ca tử vong đã đạt mức kỉ lục ngày 24/08, với 709 ca trong vòng 24 tiếng, theo số liệu chính thức.
https://thuonggiathitruong.vn/covid-19-gdp-the-gioi-co-the-mat-2-300-ti-do-la-do-tiem-chung-cham/