Điều chỉnh biên độ tỷ giá là cần thiết

Điều chỉnh biên độ tỷ giá là cần thiết
Để điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt đảm bảo mục tiêu xuyên suốt kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, để tiền đồng mất giá ít nhất mà vẫn đảm bảo các cân đối, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay giữa VND và USD.

Doanh nghiệp nhập khẩu kêu khó

Để ứng phó với diễn biến khó lường của thị trường quốc tế, NHNN ban hành Quyết định số 1747/QĐ-NHNN ngày 17/10/2022, quy định tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam với ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép. Theo đó, biên độ tỷ giá giao ngay giữa VND và USD được điều chỉnh từ +/-3% lên +/-5%.

Động thái này của NHNN nhằm giúp giảm chênh lệch giá USD ở thị trường chính thống và thị trường “chợ đen”. Các ngân hàng thương mại có thể mua và bán USD với giá có lợi. Ngoài ra, quyết định này cũng góp phần hạn chế hoạt động đầu cơ USD và hành vi mua bán USD từ ngân hàng rồi đưa vào “chợ đen” để giao dịch.

Điều chỉnh biên độ tỷ giá là cần thiết

 Khách hàng giao dịch tại HDbank

Sau khi NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.586 đồng/USD, sáng 17/10, nhiều ngân hàng niêm yết giá USD bán ra ở mức 24.500 đồng/USD. Trên thị trường tự do, giá bán USD vượt 24.500 đồng/USD. So với đầu năm, tỷ giá USD trên thị trường đã tăng 7%.

Tuy nhiên, quyết định này của NHNN sẽ tạo áp lực cho các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu. Cụ thể, khi giá nguyên liệu trên thế giới và tỷ giá đồng loạt tăng, DN nhập khẩu sẽ chịu tác động kép, khiến chi phí sản xuất ngày càng tăng cao, trong khi giá sản phẩm không thể tăng tương ứng.

Với DN xuất khẩu nhưng vẫn nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất, tỷ giá tăng cũng tác động không nhỏ. Bởi lẽ, phần lãi chênh lệch từ tỷ giá hầu như không đáng kể so với số tiền DN phải bỏ ra để nhập khẩu nguyên phụ liệu. Ngoài ra, lạm phát tăng nhanh khiến người dân thắt chặt chi tiêu, đơn hàng xuất khẩu ngày càng ít, các quốc gia nhập khẩu liên tục “ép” giá. Trong khi đó, nhiều đối thủ của Việt Nam phá giá đồng tiền mạnh hơn khiến hàng Việt mất lợi thế cạnh tranh.

Đối với các DN không sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu, tỷ giá tăng cũng khiến chi phí sản xuất đội lên đáng kể, đặc biệt là chi phí logistics, chi phí lãi vay với các DN vay nợ nước ngoài. Tuy vậy, một thời gian sau khi điều chỉnh, các biến động của tỷ giá cũng sẽ dần hạ nhiệt. Như vậy, về bản chất DN sẽ có môi trường kinh doanh ổn định.

Điều chỉnh biên độ tỷ giá là hợp lý

Trong bối cảnh tỷ giá có xu hướng gia tăng do Fed tăng lãi suất và việc can thiệp bán USD cũng như nâng lãi suất tiền đồng của NHNN không có nhiều trong việc chặn đà tăng này, NHNN đã phải quyết định “lỏng cương” với tỷ giá. Động thái này nhằm để cải thiện tính khách quan, tính thị trường cho tỷ giá ngân hàng, NHNN áp dụng biên độ tỷ giá. Do được biến động trong một phạm vi nhất định giữa giá sàn và trần (dựa trên tỷ giá trung tâm và biên độ tỷ giá) nên tỷ giá ngân hàng gần với tỷ giá thị trường, tỷ giá “chợ đen” hơn so với tỷ giá trung tâm. Biên độ tỷ giá càng lớn thì mức chênh lệch của tỷ giá ngân hàng với tỷ giá thị trường/chợ đen càng nhỏ, đặc biệt những lúc căng thẳng tỷ giá.

Việc NHNN nâng mạnh biên độ tỷ giá từ mức ±3% lên ±5% cũng tương đương với một bước tiến đến gần hơn với chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát tương tự như ở nhiều nước khác, thay vì chính sách tỷ giá neo gắn tiền đồng với USD (chính sách tỷ giá ổn định) mà Việt Nam nỗ lực theo đuổi suốt bao năm qua cho đến nay dù thường xuyên dẫn đến các đợt căng thẳng về tỷ giá và vẫn không tránh được xu hướng phải “phá giá” tiền đồng đáng kể qua từng năm.

Thực tế, ở nước nào ngăn cho đồng nội tệ mất giá ít thì đó là một công cụ hữu hiệu để chống lạm phát. Sở dĩ, đến thời điểm này, Việt Nam có lạm phát thấp là do có sự đóng góp một phần của tỷ giá hối đoái khi đồng VND mất giá ít. Đương nhiên tỷ giá phải đáp ứng đa mục tiêu. Vì vậy, điều hành tỷ giá để hài hoà các lợi ích trong một bối cảnh đòi hỏi chính sách tỷ giá hối đoái nói riêng, quản lý ngoại hối nói chung là phải hết sức linh hoạt.

NHNN đã thực hiện hai động thái cùng lúc điều chỉnh biên độ tỷ giá từ ±3% lên ±5% và điều chỉnh tỷ giá trung tâm. Có hai lý do NHNN cùng lúc phải điều chỉnh biên độ tỷ giá, đồng thời nâng tỷ giá trung tâm.

Thứ nhất, USD đã tăng giá rất mạnh thời gian qua do Fed liên tục tăng lãi suất với cường độ cao. Hầu hết các đồng tiền trên thế giới đã mất giá mạnh so với USD: Yên Nhật mất giá khoảng 40%, EUR và bảng Anh mất giá khoảng 30%, Trung Quốc - quốc gia có mức độ mất giá nội tệ thấp nhất thì đồng Nhân dân tệ cũng mất giá khoảng 8%. Việc Việt Nam phải điều chỉnh giá trị tiền đồng là khó tránh.

Bên cạnh giải pháp tăng lãi suất điều hành như NHNN đã làm, việc phối hợp các chính sách khác, trong đó có chính sách điều chỉnh tỷ giá để hạn chế việc phải bán ngoại tệ ra thị trường nhằm cân bằng cung - cầu là cần thiết. Hơn nữa, biên độ biến động tỷ giá ±3% đã có từ năm 2015 và cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

Thứ hai, là do sức ép từ cán cân vãng lai. Mặc dù cán cân thương mại nước ta vẫn thặng dư tương đối, nhưng cán cân dịch vụ thâm hụt lớn trong khi cán cân tài chính cũng đang trong trạng thái yếu (vốn đầu tư gián tiếp giảm).

Sau khi NHNN điều chỉnh biên độ tỷ giá, tác động tâm lý không lớn. Đây có thể là một trong những thành công trong các lần điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

Với nền tảng kinh tế phát triển vững chắc của Việt Nam và lạm phát tương đối thấp thì việc điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt là cần thiết. Thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, có điều tiết không thả nổi hoàn toàn, thậm chí có thể cho phép biên độ dao động lớn hơn để hạn chế nhu cầu đầu tư tích trữ, nhập khẩu hàng hóa không thiết yếu…

https://hoanhap.vn/chi-tiet/dieu-chinh-bien-do-ty-gia-la-can-thiet1666605281.html

Nguồn: Theo tạp chí điện tử Hòa nhập
Cùng chuyên mục
Quy định mới về đăng kiểm ô tô: Miễn đăng kiểm lần đầu, giãn chu kỳ kiểm định

Quy định mới về đăng kiểm ô tô: Miễn đăng kiểm lần đầu, giãn chu kỳ kiểm định

25-03-2023 12:14

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT ngày 21/3/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT ngày 12/8/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Nổi bật trang chủ
Hà Nội: Huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào năm 2023-2024
30/03/2023

Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định đến năm 2025, thành phố phấn đấu đưa 5 huyện thành quận. Căn cứ kết quả rà soát đánh giá, trên cơ sở của các địa phương, tập trung chỉ đạo đưa hai huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào năm 2023-2024.

Đọc thêm
Hà Nội: Phân công công tác Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND Thành phố

Hà Nội: Phân công công tác Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND Thành phố

28/03/2023

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định số 1739/QĐ-UBND về việc phân công công tác của Chủ tịch UBND Thành phố, các Phó Chủ tịch UBND Thành phố và các Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026.

Thuê bao di động cần chuẩn hóa thông tin cá nhân trước ngày 31/3

Thuê bao di động cần chuẩn hóa thông tin cá nhân trước ngày 31/3

28/03/2023

Từ 31/3/2023, Cục Viễn thông yêu cầu các nhà mạng cương quyết dừng hoạt động của các thuê bao (SIM điện thoại) có thông tin không chính xác (SIM rác).

T&T Group ủng hộ 2 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

T&T Group ủng hộ 2 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

28/03/2023

Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội tổ chức ngày 23/3, T&T Group đã trao ủng hộ 2 tỷ đồng cho Trung tâm công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Nội nhằm hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn.

Sa Pa là một trong những điểm đến được yêu thích nhất dịp 30/4

Sa Pa là một trong những điểm đến được yêu thích nhất dịp 30/4

27/03/2023

Gần một tháng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, nhiều du khách đã lên kế hoạch du lịch Sa Pa vì yêu thích thời tiết mát mẻ, tiết kiệm chi phí và có cơ hội trải nghiệm hàng loạt lễ hội hấp dẫn đầu hè.

Xử lý nhà xe tuyến cố định dùng xe hợp đồng trá hình

Xử lý nhà xe tuyến cố định dùng xe hợp đồng trá hình

26/03/2023

Những doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe khách nếu có các hành vi vi phạm về tăng giá vé, chạy sai luồng tuyến… sẽ bị lực lượng chức năng xử lý nghiêm.

Hà Nội: Tài xế xe tải ''gọi điện cho người thân'' vẫn không thoát bị xử phạt

Hà Nội: Tài xế xe tải ''gọi điện cho người thân'' vẫn không thoát bị xử phạt

26/03/2023

Khi bị lực lượng CSGT dừng xe kiểm tra, xử lý, tài xế xe tải liên tục gọi điện “cầu cứu” rồi bỏ đi chờ chủ đến làm việc.

Hà Nội chỉ đạo xử lý dứt điểm các dự án chậm triển khai tại Mê Linh

Hà Nội chỉ đạo xử lý dứt điểm các dự án chậm triển khai tại Mê Linh

25/03/2023

UBND TP Hà Nội đã có thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và huyện Mê Linh khẩn trương kiểm tra, rà soát việc thực hiện các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh.

Quy định mới về đăng kiểm ô tô: Miễn đăng kiểm lần đầu, giãn chu kỳ kiểm định

Quy định mới về đăng kiểm ô tô: Miễn đăng kiểm lần đầu, giãn chu kỳ kiểm định

25/03/2023

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT ngày 21/3/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT ngày 12/8/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Du khách quốc tế thỏa sức đến Phú Quốc với chính sách miễn thị thực

Du khách quốc tế thỏa sức đến Phú Quốc với chính sách miễn thị thực

25/03/2023

Chính sách miễn hoàn toàn thị thực cho du khách quốc tế, thời hạn tạm trú lên tới 30 ngày cùng thiên nhiên trù phú, kiến trúc ấn tượng, đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang, Việt Nam) là sự lựa chọn lý tưởng dể du lịch, nghỉ dưỡng dài ngày.

0.05324 sec| 1898.141 kb