Tổng số tiền nợ thuế của những người nộp thuế này là hơn 6,3 nghìn tỷ đồng. Trong đó, 1.496 người nộp thuế có số thuế nợ khả năng thu là hơn 5,7 nghìn tỷ đồng; còn lại 530 người nộp thuế có số nợ thuế khó thu với số tiền 638,4 tỷ đồng.
Trong đó, có 1.496 người nộp thuế có số thuế nợ có khả năng thu (gần 5.749 tỷ đồng) và 530 người nộp thuế có số nợ thuế khó thu (hơn 638 tỷ đồng). Đứng đầu danh sách các đơn vị nợ thuế, phí và tiền chậm nộp liên quan có Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long nợ 384,68 tỷ đồng. kế đến là khoản nợ 177,5 tỷ đồngcủa Tổng Công ty Công nghiệp Tàu Thủy và Công ty cổ phần Lilama Hà Nội còn nợ 138,2 tỷ đồng.
Đáng chú ý có 530 đơn vị được nêu tên trong danh sách người nộp thuế nợ ,phí, nghĩa vụ tài chính liên quan khó thu với tổng số tiền hơn 638 tỷ đồng. Cụ thể: Xí nghiệp kinh doanh XNK Tổng hợp nợ 13,3 tỷ đồng, Công ty CP Xuất nhập khẩu Vật tư Nông nợ 4,5 tỷ đồng,...
Thời gian qua, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tiếp tục được Cục Thuế thành phố Hà Nội xác định là nhiệm vụ trọng tâm và là thách thức lớn. Ngay từ đầu năm Cục Thuế đã có văn bản thông báo nhiệm vụ, giao chỉ tiêu thu nợ chi tiết tới từng phòng, chi cục thuế chỉ đạo các đơn vị triển khai quyết liệt các giải pháp. Công tác nắm bắt, phân tích thực trạng tình hình tài chính, dòng tiền của các doanh nghiệp nợ thuế, đồng thời luôn lắng nghe, chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp… để có biện pháp đôn đốc thu nợ phù hợp, kịp thời...
Nói về việc công khai danh sách hơn 2.000 đơn vị nợ thuế, phí, nghĩa vụ tài chính về đất đai lần này, lãnh đạo Cục Thuế Thành phố Hà Nội cho biết, đây là các trường hợp đã thực hiện công khai nợ thuế năm trước. Tuy nhiên, qua rà soát đến thời điểm hiện tại, người nộp thuế vẫn còn nợ thuế. Việc công khai này cũng đã loại trừ các doanh nghiệp có khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
“Do nợ thuế đã kéo dài, sau nhiều lần gửi thông báo, đơn vị hứa sẽ nộp tiền thuế nợ, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ. Do đó, cục thuế đã thực hiện đăng tải công khai. Riêng đối người nộp thuế có số tiền nợ thuế có khả năng thu trên 5 tỷ đồng, sẽ thực hiện đăng công khai trên trang web của Tổng cục Thuế”, ông Trường thông tin.
Cũng theo lãnh đạo Cục Thuế thành phố Hà Nội, trước khi công bố danh sách, để tạo điều kiện cho người nộp thuế có cơ hội hoàn thành nghĩa vụ tài chính, cục thuế đã có nhiều buổi làm việc với các đơn vị này để tháo gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã được cơ quan thuế tạo điều kiện nhiều lần, nhưng các đơn vị này vẫn chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Với việc công khai lần này cho thấy, công tác quản lý nợ đã được Cục Thuế thành phố Hà Nội triển khai rất quyết liệt, theo đúng quy định, quy trình trên cơ sở phân loại đối tượng nộp thuế để áp dụng các biện pháp đôn đốc, quản lý nợ phù hợp.
Đặc biệt, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã kiên quyết áp dụng các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ đọng thuế, nhất là biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên website của cơ quan thuế danh sách các đơn vị nợ tiền thuế.
Bên cạnh việc đôn đốc và kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế theo quy định, Cục Thuế thành phố Hà Nội cũng tích cực phối hợp các sở, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, nộp dần nợ thuế; đồng thời, tổ chức các buổi làm việc, đối thoại với các đơn vị nợ thuế để đôn đốc thu nợ, cũng như lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tiếp nhận những thông tin phản hồi từ người nộp thuế.
Đối với các khoản thu còn vướng mắc về cơ chế, chính sách, Cục Thuế thành phố Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các chính quyền địa phương, các Sở ban ngành hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.Với các doanh nghiệp, người nộp thuế gặp khó khăn về hoạt động sản xuất kinh doanh do dịch bệnh, Cục Thuế đã triển khai kịp thời các chính sách giãn, giảm, gia hạn nộp thuế, khoanh nợ, xóa nợ theo quy định đối với người nộp thuế.