Kết hợp hài hòa các chính sách để kiểm soát tốt lạm phát

Kết hợp hài hòa các chính sách để kiểm soát tốt lạm phát
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dự báo, với nền tảng đạt được trong 6 tháng đầu năm, đà phục hồi kinh tế Việt Nam năm 2022 sẽ tăng trưởng GDP cả năm dao động trong khoảng 6,7% (ở kịch bản 1) đến 6,9% (ở kịch bản 2).

Kết hợp hài hòa các chính sách để kiểm soát tốt lạm phát

Sản phẩm rau, củ, quả xuất xứ Việt Nam đạt tiêu chuẩn VietGAP bày bán tại các siêu thị được người ưa chuộng. (Ảnh: Trọng Triết)

Kiểm soát lạm phát nhiệm vụ trọng tâm

Đà phục hồi kinh tế thế giới trong 6 tháng đầu năm 2022 đang đối mặt với nhiều thách thức, chủ yếu do khủng hoảng tại Ukraine, bất định gia tăng với các lệnh trừng phạt, chuỗi cung ứng tiếp tục bị đứt gãy, khiến giá cả, lạm phát toàn cầu gia tăng, buộc các nước phải đẩy nhanh tốc độ thu hẹp chính sách tài khóa và tiền tệ, tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.

Tại Việt Nam, CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 2,44% chủ yếu là do giá cả (xăng dầu, khí đốt, nguyên vật liệu, logistics và nhu cầu du lịch, ăn uống, đi lại…) đều tăng, đây là thành công trong kiểm soát lạm phát của Việt Nam trước bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng ở hầu khắp các quốc gia.

Thực tế một số rủi ro, thách thức chính trong năm 2022 là lạm phát, nợ công, thâm hụt ngân sách, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ (vẫn trong tầm kiểm soát), giải ngân đầu tư công chậm, doanh nghiệp còn gặp khó, nhân sự khó khăn. 

Cùng với đó, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước còn gặp nhiều thách thức, nợ xấu tiềm ẩn còn tăng. Nếu như trước đó, một số khoản nợ không phải chuyển nhóm nợ thì bây giờ một phần sẽ phải chuyển nhóm. Đầu tư công có tăng nhưng vẫn ở mức độ chậm, đặc biệt nhu cầu đầu tư công năm nay rất lớn, tuy nhiên khả năng đạt kế hoạch đầu tư công cuối năm là khó khăn…

Về tình hình lạm phát ở nước ta, cho thấy có độ trễ hơn so với quốc tế; lạm phát cơ bản tăng thấp: 1,25%, cơ bản hiện nay do chi phí đẩy chứ không phải do cung tiền. Nguyên nhân có 3 nhóm làm tăng lạm phát chính là: giao thông, vật liệu xây dựng, dich vụ hàng ăn uống, trong đó yếu tố tác động vào lạm phát nhiều nhất và nhanh nhất là giao thông do giá xăng dầu tăng.

Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân khiến lạm phát Việt Nam thấp hơn so với thế giới đó là: (1) giá xăng được hỗ trợ bình ổn tương đối nhanh; (2) đảm bảo nguồn cung hàng hóa; (3) một số mặt hàng được điều tiết tương đối mạnh (giá điện không tăng, viện phí không tăng dồn dập vào một thời điểm); (iv) Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt công cụ chính sách (hút khoảng 135.000 tỷ đồng); (v) cung tiền vừa phải, vòng quay tiền chậm (thời kỳ hoàng kim, vòng quay tiền là 1-1,5 lần, nếu chậm quá là đọng vốn, thời kỳ cao điểm, vòng quay là 3-3,5 lần).

Tuy nhiên, áp lực lạm phát từ giờ tới cuối năm khá lớn. Giá hàng hoá thế giới còn tăng và còn có nguy cơ nhập khẩu lạm phát, nhất là khi Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu.

Kết hợp các chính sách để kiểm soát tốt lạm phát

Trong bối cảnh nhiều Ngân hàng Trung ương chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng nhanh lãi suất cùng với áp lực lạm phát trong nước gia tăng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nỗ lực điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, có điều kiện suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm, điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ gặp nhiều áp lực do thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, trong nước cân đối cung - cầu ngoại tệ khó khăn, hệ thống TCTD thường xuyên bán ròng ngoại tệ cho khách hàng. Trong bối cảnh đó, NHNN điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp, phối hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong khi vẫn nỗ lực để hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - . Thị trường ngoại tệ ổn định, thanh khoản thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.

Về điều hành tín dụng chung, NHNN đã định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 14%, có điều chỉnh linh hoạt phù hợp diễn biến, tình hình thực tế nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

, đến ngày 30/6/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,42 triệu tỷ, tăng 9,35% (cùng kỳ năm 2021 tăng 6,47%). Cơ cấu tín dụng tập trung theo đúng định hướng điều hành của NHNN. Đồng thời, NHNN đã chủ trì trình Chính phủ ban hành Nghị định 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đồng thời đã phối hợp với Bộ, ngành, cơ quan chủ trì trong xây dựng, trình ban hành các chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Kết quả, đến cuối tháng 6/2022, dư nợ tín dụng chính sách đạt gần 274.000 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2021. Trong đó, tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh tạo sinh kế và việc làm chiếm 74,3% tổng dư nợ; tín dụng phục vụ chiếm tỷ trọng 25,7% tổng dư nợ.

Đối với các nhiệm vụ tín dụng chính sách tại Chương trình phục hồi theo Nghị quyết 43/2022/QH15, đến ngày 13/7/2022, Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện giải ngân các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP là 9.048 tỷ đồng.

Về tín dụng lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và cần tăng cường quản lý rủi ro, trong định hướng điều hành, NHNN không hạn chế tín dụng đối với các lĩnh vực này, song cần kiểm soát rủi ro để đảm bảo an toàn hệ thống.

Đối với chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, sau 2,5 năm triển khai, chính sách này đã góp phần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, với giá trị nợ được cơ cấu lũy kế là gần 710.000 tỷ đồng cho hơn 1 triệu khách hàng. Việc cơ cấu thực hiện đến ngày 30/6/2022, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, đến nay, các TCTD đã trích bổ sung dự phòng đối với các khoản cơ cấu, giữ nguyên nhóm ở mức cao.

Thông tin về chính sách hỗ trợ lãi suất 2% đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN, NHNN đã quán triệt, chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) triển khai trong toàn hệ thống tại 2 hội nghị vừa qua, đồng thời đã thực hiện các thủ tục đề nghị cơ quan có liên quan trình cấp có thẩm quyền bổ sung vốn đầu tư công thực hiện chính sách hỗ trợ và đã phân bổ hạn mức hỗ trợ lãi suất dự kiến năm 2022 cho từng NHTM.

Muốn xử lý tốt vấn đề lạm phát Việt Nam cũng như nhiều nước cần kết hợp các chính sách. Trong 6 tháng cuối năm, xác định bối cảnh thế giới, trong nước có nhiều thách thức, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, thích ứng kịp thời với thị trường trong và ngoài nước.

Cùng với đó, theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế; theo dõi lạm phát và lãi suất thị trường để linh hoạt và kịp thời điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để ổn định, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

Theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để điều hành tỷ giá biến động linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường thông qua việc phối hợp đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ. Với dự trữ ngoại hối được tích lũy nhiều năm qua, NHNN đủ tiềm lực sẵn sàng can thiệp thị trường khi cần thiết để bình ổn thị trường và tỷ giá, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội.

NHNN cũng sẽ triển khai thực hiện nhanh, quyết liệt các giải pháp của ngành Ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai.

Để kiềm chế lạm phát, trong thời gian tới cần quan tâm đến các chỉ số sau: chỉ số nguyên liệu đầu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số công nghiệp bởi đây là các chỉ số có dấu hiệu sẽ tăng trong thời gian tới. Các vấn đề như giá điện, giá xăng dầu cũng là các vấn đề cần được quan tâm trong thời gian tới.

Dù Việt Nam đã có xử lý tác động phức tạp của tình hình dịch bệnh, rủi ro suy thoái kinh tế thế giới, nhưng áp lực lạm phát trong nước đã trở nên hiện hữu hơn. Do vậy, kiểm soát lạm phát vẫn là nhiệm vụ quan trọng với Việt Nam hiện nay.

Ở thời điểm hiện tại, nhìn lại bài học trong ứng xử với lạm phát và hệ lụy khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009 có thể thấy chỉ thực hiện các biện pháp điều hành tổng cầu - tức là nới lỏng hay thắt chặt tài khóa - tiền tệ thì khó có thể phát huy bền vững đối với ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế./.

https://hoanhap.vn/chi-tiet/ket-hop-hai-hoa-cac-chinh-sach-de-kiem-soat-tot-lam-phat1658343616.html

Nguồn: Theo tạp chí điện tử Hòa nhập
Cùng chuyên mục
Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

03-06-2023 16:02

Năm 2023, các trường hợp tham gia BHXH được hưởng lương hưu khi có đủ 2 điều kiện là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam, đủ 56 tuổi đối với nữ.

Nổi bật trang chủ
Quy hoạch Đô thị thông minh, tòa nhà thông minh - Giải pháp ứng phó với El Nino
09/06/2023

'Hiểu và Tôn trọng thiên nhiên, mình bảo vệ thiên nhiên và thiên nhiên bảo vệ mình trong mối tương tác hài hòa' là triết lý phát triển thông minh trước những thách thức ngày càng khốc liệt của biến đổi khí hậu, KTS. Lê Anh Tuấn - Chuyên gia trưởng Hội đồng khoa học Văn Phú – Invest chia sẻ.

Đọc thêm
Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

03/06/2023

Bộ Công Thương tổ chức buổi gặp mặt với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều, nhãn trong bối cảnh nhiều địa phương phía Bắc đang vào vụ thu hoạch vải.

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

03/06/2023

Năm 2023, các trường hợp tham gia BHXH được hưởng lương hưu khi có đủ 2 điều kiện là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam, đủ 56 tuổi đối với nữ.

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

03/06/2023

Chính thức được đồng sở hữu bởi Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Krungsri, SHBFinance đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ nằm trong Top 4 công ty tài chính tiêu dùng hoạt động an toàn hiệu quả nhất Việt Nam, phục vụ thêm 1 triệu khách hàng hạnh phúc.

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

03/06/2023

Lúa gạo vốn dĩ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt. Bao nhiêu thế kỷ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt.

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

03/06/2023

Lễ hội trái cây Nam bộ - Suoi Tien Farm Festival 2023 chính thức khai mạc. Lễ hội diễn ra xuyên suốt từ hôm nay đến hết 31/8 với hàng loạt các chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực...

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

01/06/2023

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm, không tổ chức dạy trước chương trình, ôn tập, luyện thi, kiểm tra, khảo sát để xếp lớp năm học 2023-2024.

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

01/06/2023

BHXH Việt Nam vừa trình Hội đồng quản lý BHXH đề xuất cơ quan có thẩm quyền tiếp tục có chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch COVID-19 và người lao động tại các đơn vị này từ quỹ BHXH, quỹ BHTN, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

01/06/2023

Chiều nay, hàng xóm sang bảo nhà tôi là họ đang đo đạc để cấp lại sổ đỏ. Họ mới lấn được 1 ít ao và giờ đang làm nhà trên đó nên muốn thêm phần này vào sổ đỏ mới. Phần lấn chiếm nằm giáp ranh nhà tôi nên họ muốn nhà tôi ký xác nhận cho họ.

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

31/05/2023

Chuyên tâm kiến tạo giá trị sống cho cộng đồng, lấy con người làm trung tâm kết hợp với sự thấu hiểu...

0.08320 sec| 1945.945 kb