Vừa qua, SCB thông báo đã áp dụng biểu lãi suất mới từ 10/1/2021, cộng thêm từ 0,1-0,3%/năm so với trước điều chỉnh. Đáng chú ý, lãi suất cao nhất tại ngân hàng này hiện đã lên tới 7,6%/năm, tuy nhiên áp dụng cho khách hàng có tiền gửi từ 500 tỷ trở lên và kỳ hạn 13 tháng. Với số tiền nhỏ, ngân hàng này cũng đang thuộc hàng cao nhất trong hệ thống. Cụ thể, khách hàng gửi tiết kiệm online kỳ hạn từ 12 tháng trở lên sẽ có lãi suất 7%/năm, cao nhất 7,35%/năm khi gửi từ 18 tháng.
Đứng thứ 2 về lãi suất tiền gửi cao là NamABank. Mức lãi suất cao nhất tại nhà băng này là 7,4%/năm, áp dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm từ 16 tháng trở lên trên kênh online. Đối với kỳ hạn 12 tháng – 15 tháng, lãi suất cũng rất cao là 7,2%/năm.
Các ngân hàng khác cũng áp dụng lãi suất 7%/năm như PVCombank, VietABank,...
Trước đó, những tháng cuối năm 2021, một số ngân hàng nhỏ và vừa điều chỉnh tăng lãi suất huy động để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Tại VPBank, lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng 0,2-0,7% lên 5-6%/năm, áp dụng cho phân khúc khách hàng cá nhân gửi trực tiếp tại quầy, nhận lãi cuối kỳ. Với tiết kiệm online, lãi suất cao nhất là 6,5%/năm tăng 0,3 điểm %, áp dụng cho các khoản gửi từ 50 tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng...
Ngân hàng này cũng lưu ý đối với phân khúc khách hàng ưu tiên, áp dụng loại tiền gửi từ 100 triệu đồng trở lên với kỳ hạn từ 1 tháng trở lên: Lãi suất được quy định bằng lãi suất tương ứng trên biểu lãi suất huy động hiện hành cộng 0,1%/năm. Lãi suất được nhận không vượt quá 4% năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng. Trường hợp mức lãi suất trong ngày của VPBank cao hơn mức lãi suất trần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì mức lãi suất được áp dụng là trần lãi suất của NHNN.
Sacombank cũng áp dụng mức cao nhất 6,3%/năm cho các khoản gửi 36 tháng tại quầy, tăng 0,2 điểm %. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng từ 5,5%/năm lên 5,8%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng từ 4,3%/năm lên 4,6%/năm. Với tiết kiệm online, lãi suất tăng 0,2 đến 0,3 điểm % ở các kỳ hạn 36 tháng trở lại 6 tháng. Trước đó, vào tháng 10/2021, Sacombank cũng đã có một đợt tăng mạnh lãi suất khoảng 0,4-0,6%/năm.
Với kỳ hạn 13 tháng, lãi suất 6%/năm, áp dụng cho món huy động mới hoặc tái tục với mức gửi tối thiểu 100 tỷ đồng/tài khoản. Đối với các trường hợp tái tục sổ tiết kiệm, nếu số dư tái tục nhỏ hơn 100 tỷ đồng/tài khoản, ngân hàng áp dụng theo mức lãi suất cuối kỳ của kỳ hạn 12 tháng, mức lãi suất của các loại hình lãnh lãi khác được quy đổi tương ứng theo loại hình lãnh lãi cuối kỳ. Kỳ hạn 13 tháng, lãi suất 6%/năm, áp dụng cho món huy động mới hoặc tái tục với mức gửi tối thiểu 100 tỷ đồng/tài khoản. Đối với các trường hợp tái tục sổ tiết kiệm, nếu số dư tái tục nhỏ hơn 100 tỷ đồng/tài khoản, ngân hàng áp dụng theo mức lãi suất cuối kỳ của kỳ hạn 12 tháng, mức lãi suất của các loại hình lãnh lãi khác được quy đổi tương ứng theo loại hình lãnh lãi cuối kỳ.
Khảo sát thị trường cho thấy, điều kiện để được hưởng lãi suất cao tại không ít ngân hàng là khách phải gửi tiền chục tỷ, trăm tỷ thậm chí gần nghìn tỷ đồng trở lên. Ngân hàng ACB và Techcombank áp dụng với mức lãi suất huy động 7,1%/năm. Với điều kiện, tại ACB là khách hàng phải gửi từ 30 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 13 tháng; còn tại Techcombank là gửi từ 999 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 12 tháng.
https://hoanhap.vn/chi-tiet/ngan-hang-chay-dua-tang-lai-suat-cao-nhat-len-den-76nam1642481217.html