Giá vàng hôm nay 14/9: USD tăng, vàng chịu áp lực giảm
Kết thúc phiên giao dịch 13/9, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
Doji Hà Nội: 56,60 triệu đồng/lượng - 57,70 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM: 56,60 triệu đồng/lượng - 57,80 triệu đồng/lượng
SJC Hà Nội: 56,60 triệu đồng/lượng - 57,32 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM: 56,50 triệu đồng/lượng - 57,33 triệu đồng/lượng
Đêm 13/9 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.787 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.788 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đêm 13/9 thấp hơn khoảng 5,7% (108 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 50,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 6,7 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 13/9.
Giá vàng trên thị trường quốc tế chứng kiến áp lực bán gia tăng khi mà đồng USD tăng giá. Thị trường tiếp tục kỳ vọng vào khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sớm giảm mua trái phiếu.
Giá vàng hôm nay 14/9: USD tăng, vàng chịu áp lực giảm
Vàng chịu áp lực giảm giữa lúc thị trường cổ phiếu của Mỹ quay đầu tăng trở lại sau một tuần điều chỉnh giảm trước những dự báo khá u ám của nhiều tổ chức tài chính lớn.
Chủ tịch Fed tại Cleveland Loretta Mester gần đây bày tỏ kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu giảm bớt việc mua tài sản trong năm nay. Nhiều quan chức khác của Fed cũng đề cập tới kế hoạch bắt đầu cắt giảm hỗ trợ kinh tế dù tăng trưởng việc làm yếu trong tháng 8.
Tuy nhiên, vàng được hỗ trợ sau thông tin Bắc Triều Tiên thử tên lửa khiến nhiều người lo ngại căng thẳng địa chính trị tại khu vực gia tăng.
Đà giảm của vàng cũng hạn chế trong lúc Tổng thống Mỹ Joe Biden cố gẳng đẩy mạnh kế hoạch chi tiêu khổng lồ để quốc hội thông qua.
Vàng chịu áp lực giảm và có xu hướng ngày càng xa mốc hỗ trợ quan trọng 1.800 USD/ounce. Tuy nhiên, mặt hàng này vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều quỹ đầu tư lớn. Một số quỹ đầu cơ đã quay trở lại thị trường vàng.
Biến động giá vàng thế giới.
Tại cuộc họp chính sách ở Jackson Hole hồi cuối tháng 8, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, ông ủng hộ việc “giảm dần” chương trình mua tài sản vào cuối năm nay. Điều này có nghĩa là ngân hàng trung ương giảm lượng mua trái phiếu hàng tháng và kìm hãm sự gia tăng số lượng tiền hàng tháng tương ứng. Dù vậy, Fed vẫn sẽ có số dư đồng USD mới in. Điều này có nghĩa là tình trạng này sẽ vẫn gây ra lạm phát tiền tệ, nhưng ít hơn trước.
Đây là yếu tố có thể khiến vàng là một lựa chọn tốt ở vào thời điểm hiện tại.
Nhiều đánh giá cho rằng, Fed có thể đang che giấu giấu hậu quả lạm phát của chính sách của mình với công chúng để tránh khả năng sụp đổ của “tháp nợ” và kéo theo sự sụp đổ của sản lượng và việc làm.
Dòng tiền đầu tư bế tắc vẫn tìm đến kênh chứng khoán
Thị trường tuần này vẫn ở xu hướng lưỡng lự nhưng sẽ chuyển qua trạng thái tích cực. Động lực hỗ trợ đến từ nhóm ngân hàng, tuy không tăng mạnh nhưng hỗ trợ tương đối cho chỉ số.
Hiện nay dòng tiền đang dịch chuyển qua các nhóm cổ phiếu vừa, nhỏ và sẽ tìm đến các cổ phiếu tích lũy, đón sóng đầu tư công và mở cửa lại nền kinh tế như thủy sản, thép, lương thực phẩm, bán lẻ… Riêng nhóm cổ phiếu ngân hàng đã điều chỉnh 20%- 30% thời gian qua đã phần nào hấp thụ thông tin nợ xấu dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới; và hiện đang trạng thái tích cực cộng với thông tin NHNN ban hành Thông tư 14 sửa đổi Thông tin 01 cho phép các ngân hàng tiếp tục cơ cấu lại nợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Nhóm cổ phiếu này khả năng sẽ đón nhận dòng tiền lớn quay trở lại trong cuối quý 3 và đầu quý 4 khi tình trạng nới lỏng giãn cách, nhiều doanh nghiệp trở lại hoạt đông trong điều kiện bình thường mới.
Tuy nhiên, dòng ngân hàng muốn tăng đòi hỏi lượng tiền khá lớn để kích hoạt. Đó sẽ là những nhà đầu tư lớn, ông chủ ngân hàng, “team” lớn tham gia tạo thanh khoản ở nhóm này. Nhưng “team” lớn họ lại nhìn việc mở cửa thị trường như thế nào, bao giờ sẽ mở cửa. Trong khi đó vấn đề này hiện giờ vẫn là câu hỏi khá mơ hồ, nên nhóm này chưa hành động.
Thị trường chứng khoán dù giãn cách xã hội nhưng nhà đầu tư mở mới tháng 8 đạt 120.000 tài khoản tiếp tục tăng mặc dù trọng điều kiện giãn cách nghiêm ngặt trong thời gian qua, đây là điều tích cực với thị trường.
Nếu cho mở lại hoạt động thì khả năng di chuyển tốt hơn, dòng tiền lúc đó sẽ tham gia tích cực.Bởi hiện tại những người có tiền muốn đầu tư chứng khoán nhưng việc chuyển tiền online khó khăn, ra ngân hàng càng không thể vì giấy đi đường, chi nhánh không mở cửa. Nên nếu mở cửa trở lại những đối tượng đang tham gia thị trường chứng khoán sẽ tăng nguồn tiền đầu tư lên. Bởi nếu mở cửa thì nhiều hoạt động chưa bình thường, dòng tiền vẫn bế tắc phải đi tìm kênh đầu tư nào đó, mà hiện nay là đầu tư chứng khoán.
Yếu tố hiện nay cần chú ý, nếu thị trường tăng lên ngưỡng nào đó có thể đối diện với một kịch bản đã từng xảy ra trong quá khứ. Đó là thời điểm 2007, khi đó thị trường chứng khoán tăng cao, bất động sản cũng tăng. Nhưng khi thị trường chứng khoán bắt đầu đi xuống, thị trường bất động sản vẫn tăng. Và thời gian sau đó thì thị trường chứng khoán sập.
Quan sát cho thấy, hiện nay một số nhà đầu tư đi theo kịch bản cũ, có vẻ họ chờ đợi thị trường chứng khoán bùng lên và họ bán ra, đi lại quy trình cũ. Nhiều người cầm vài ba trăm tỷ và canh khi nào bán ra được, họ cho biết đang canh bất động sản. Nhiều nhà đầu tư cho rằng thị trường bất động sản sẽ có giai đoạn chùng xuống, họ chuẩn bị tiền cho kịch bản này.
Nếu để ý nhiều doanh nghiệp đang ôm tiền mặt lớn nhưng nợ ngân hàng cũng lớn. Họ chấp nhận vay ngân hàng lãi suất cao, dùng tiền đó gửi tiết kiệm lãi suất thấp. Những doanh nghiệp nào đang tích lũy tiền mặt được, họ chấp nhận không trả nợ ngân hàng, họ đang hướng tới kịch bản, sau giai đoạn khó khăn này sẽ có những lớp doanh nghiệp gặp khó khăn. Hiện là thời điểm giãn cách họ không tiếp xúc được, nhưng sau đó doanh nghiệp nào đang cầm tiền mặt là vua. Sẽ tới lúc tiền mặt là vua. Họ sẽ mua dự án, sẽ M&A hàng loạt dự án.
Hiện nay điểm lo ngại lớn nhất của thị trường là bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Mặc dù P/E hiện nay tương đối hấp dẫn nhưng lượng bán của NĐTNN tăng. Có hai vấn đề, hiện nay có 2 lượng bán ròng tương đối, thứ nhất NĐTNN bán ròng, thứ 2 trong thời gian gần đây bán ròng cổ phiếu quỹ, cổ đông lớn, cổ đông nội bộ. Đây là yếu tố bất lợi cho thị trường. Trong thời gian tới nếu yếu tố này tiếp tục tăng mà dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân mới không cân nổi dòng này thì áp lực thị trường phải đi xuống.
Nhà đầu tư nên thận trọng trước sự tăng quá nóng của những cổ phiếu nhỏ mang tính chất đầu cơ cao, dòng tiền vào nhanh và ra cũng rất nhanh; vì đứng trước những khó khăn như hiện nay thì nhiều khả năng kết quả kinh doanh quý 3 cảu các doanh nghiệp này kém khả quan nên việc tăng giá này nhiều khả năng đến từ nhóm đầu cơ thoát hàng.
'Đầu tư bất động sản an toàn nhất mùa dịch'
Bất động sản có thể không sinh lời nhiều và nhanh bằng chứng khoán, tiền ảo..., nhưng là kênh đầu tư an toàn và dễ dàng nhất.
Theo công bố báo cáo biến động giá chào bán nhà phố mặt tiền tại TP HCM, mức cao nhất thuộc về địa bàn quận 1, bình quân các giao dịch đạt 473 triệu đồng mỗi m2. Hai khu vực trung tâm khác là quận 3 và 5 lần lượt đạt giá bình quân 376-384 triệu đồng mỗi m2. Cột giá cho thấy nhà phố mặt tiền các quận 1, 3, 5 đắt gấp 2-3 lần giá nhà phố mặt tiền bình quân 24 quận huyện (146 triệu đồng một m2).
Rõ ràng, giá đất vẫn tăng, mặc dù thanh khoản kém. Điều này có nhiều lý do:
- Dịch ảnh hưởng tới túi tiền của người dân, dẫn đến sức mua kém. Dịch hạn chế đi lại nên giao dịch mua bán bị cản trở, dẫn đến thanh khoản kém. Trong khi đó, giá đất trung tâm thành phố vốn rất cao nên kén người mua, kéo theo thanh khoản kém. Nhóm nhà giá rẻ khoảng 2-5 tỷ đồng (nhà hẻm, vùng ven, căn hộ...) dễ tiếp cận, nên cũng dễ bán hơn.
Thế nhưng, thực tế, 18 tháng qua, nhà mặt tiền và nhà hẻm đều tăng giá. Đặc biệt, các quận trung tâm như quận 1, 3, 5 ngày càng tăng mạnh hơn các quận, huyện khác, mặc dù thanh khoản kém đi. Tóm lại, bất động sản vẫn thể hiện giá trị thực, và là kênh đầu tư và trú ẩn an toàn mùa dịch (nhược điểm là thanh khoản không tốt như kênh khác, và cần vốn lớn).
Giá đất các quận nội thành hầu như chỉ có tăng, cùng lắm là đi ngang (kèm thanh khoản thấp), bất chấp dịch hay ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế. Việc mong chờ giá đất Sài Gòn hay Hà Nội giảm, theo nhiều nhà đầu tư là điều viễn vông.
Ngân hàng từ chối giãn nợ, giảm lãi, người vay mua ôtô chạy xe công nghệ khóc ròng
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, anh N.T.V. (quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết tháng 7/2020 vay ngân hàng 300 triệu đồng để mua ôtô chạy Grab mưu sinh. Lãi suất cho vay thời điểm đó là 9,7%/năm. Ngay sau khi hết thời hạn mà ngân hàng nói ưu đãi, lãi suất tăng lên 12,7%/năm.
"Tôi rất sốc vì lãi suất cho vay lại tăng quá cao trong khi vì dịch COVID-19, TP giãn cách 3-4 tháng nay, tôi không có thu nhập. Hằng tháng, nhận được tin báo đòi nợ của ngân hàng, tôi như ngồi trên đống lửa.
Tôi đã đề nghị ngân hàng giảm lãi nhưng không được chấp thuận vì ngân hàng cho tôi vay tiêu dùng chứ không phải vay chạy Grab. Vì vậy không thể lấy lý do này để đề nghị giảm lãi hay cơ cấu nợ, giãn nợ" - anh V. nói và cho hay luôn phải lo nợ quá hạn sẽ bị phạt, sau này muốn vay ngân hàng cũng khó, trong khi suốt ba tháng qua, tiền để mua thực phẩm trang trải cho gia đình còn phải tằn tiện thì biết xoay ở đâu để trả nợ ngân hàng bây giờ.
Ngân hàng thanh lý ôtô do người vay không trả được nợ
Anh V. mong mỏi ngân hàng hạ lãi suất cho vay và gia hạn trả nợ cho khách hàng, nhất là những người vay mua xe chạy Grab để mưu sinh như anh. Đây là tình cảnh rất đặc biệt chứ không phải nguyên nhân chủ quan của khách hàng.
Tương tự, anh Đào Văn Bình (quận 6) còn khoản nợ gốc hơn 300 triệu đồng tại một ngân hàng cổ phần có trụ sở ở Hà Nội. Dù đã phải "treo xe" hơn 3-4 tháng qua nhưng mỗi tháng vẫn phải đều đặn đóng gốc và lãi hơn 9 triệu đồng, trong đó 5,7 triệu đồng là nợ gốc, số còn lại là tiền lãi.
"Nhà tôi bị phong tỏa suốt hai tháng qua không ra ngoài được. Tôi trình bày với ngân hàng nhưng họ không đồng ý giãn nợ hay giảm lãi. Do vậy mỗi tháng tôi phải vay mượn vòng quanh để đóng" - anh Đào Văn Bình nói.
Anh cũng bức xúc vì khi cho vay, ngân hàng đã khảo sát, biết rõ nguồn thu của gia đình anh, giấy tờ xe ngân hàng nắm nhưng vẫn không xem xét để giúp người vay vượt qua giai đoạn khó khăn này. Thậm chí chỉ cần trễ hạn một ngày là phạt.
Theo tìm hiểu của phóng viên, sau khi cơn sốt cho vay tiền mua ôtô để chạy xe công nghệ rộ lên khoảng 7 năm trước, những năm gần đây nhiều ngân hàng vẫn đẩy mạnh cho vay mua ôtô vì lãi suất cho vay khá cao nhưng mục đích vay trên hồ sơ chủ yếu là cho vay tiêu dùng thay vì vay mua ôtô để chạy xe công nghệ.
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần tại TP.HCM cho biết ba năm nay ngân hàng chỉ cho vay dưới dạng cho vay tiêu dùng, tức người vay có thêm nguồn trả nợ khác từ lương vì cho vay chạy xe công nghệ rủi ro khá cao.
Vị này lý giải rằng trước đây xe ít nhu cầu nhiều, còn hiện nay số xe chạy dịch vụ tăng mạnh, doanh thu của tài xế không còn được như trước. Chưa kể, xe chạy dịch vụ thường là loại phổ thông, lại khai thác triệt để nên nếu ngân hàng có thu hồi thì cũng rất khó thanh lý.
Do cho vay với mục đích tiêu dùng nên theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều ngân hàng cũng lấy lý do này từ chối giảm lãi hay cơ cấu cho người vay vì sử dụng không đúng mục đích.