Ngày 21/12 tại buổi toạ đàm, ông Trần Hải Nam- Vụ phó Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chia sẻ về về định hướng chính sách BHXH đến năm 2030 và dự kiến sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội.
Theo đó, dự kiến sẽ sửa đổi bổ sung một số chính sách như:
- Xây dựng hệ thống BHXH đa tầng, linh hoạt bằng cách bổ sung các quy định trợ cấp hưu trí xã hội gồm: Trợ cấp hưu trí xã hội; hệ thống BHXH khu vực bắt buộc lẫn tự nguyện; bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Luật sửa đổi sẽ bổ sung quy định trợ cấp đối với người lao động đóng BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu, nếu không nhận BHXH một lần sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội sớm hơn và mức trợ cấp hàng tháng cao hơn.
- Bổ sung thêm người lao động tham gia, bao gồm chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành HTX không hưởng lương, lao động làm việc không trọn thời gian (thời vụ) nhằm mở rộn diện bao phủ BHXH bắt buộc.
- Sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng tối thiểu từ 20 xuống 15, tiến tới còn 10 năm. Điều này tạo điều kiện cho người lao động tham gia BHXH muộn, đóng BHXH trong thời gian ngắn được hưởng lương hưu. Chính sách sẽ bổ sung những quy định mới nhằm giảm dần tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng ngân sách.
- Điều chỉnh quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo hướng có lộ trình tiến tới chỉ giải quyết đối với người lao động khi đã hết tuổi lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu mà không có nhu cầu đóng tiếp.
- Sửa đổi công thức tính lương hưu phù hợp hơn theo điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí.
- Ban soạn thảo cũng đề nghị bổ sung 3 nội dung liên quan tới chế độ thai sản: Có chế độ khi người lao động tự nguyện có yêu cầu phá thai (không phải phá thai bệnh lý), quy định đối với trường hợp đang hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi, đồng thời đề nghị hưởng chế độ thai sản khi sinh con, quy định cụ thể chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.Làm rõ nhiều quy định về chế độ tử tuất:
Dự thảo sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua trong các kỳ họp năm 2022 và 2023. Thời gian Luật có hiệu lực dự kiến từ ngày 1/1/2024.