Thông tin kinh tế, tài chính ngày 26/6/2021: Covid-19 tàn phá, khách sạn biến thành nhà trọ giá rẻ

Thông tin kinh tế, tài chính ngày 26/6/2021: Covid-19 tàn phá, khách sạn biến thành nhà trọ giá rẻ
Trang trại nông nghiệp nhưng chỉ bán điện. Sống dở chết dở, khách sạn, nhà nghỉ bẻ lái sang cho thuê phòng trọ. Đà tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng vẫn khả quan dù dịch bùng phát.

Giá vàng hôm nay 26/6: Bật tăng khi USD suy yếu

Tuy USD nhưng hôm nay vẫn không giữ vững đà tăng khi dòng tiền chảy vào thị trường bị chậm lại

Thông tin kinh tế, tài chính ngày 26/6/2021: Covid-19 tàn phá, khách sạn biến thành nhà trọ giá rẻ

Giá vàng hôm nay của thế giới tăng bất thành

Đầu ngày 26/6 (theo giờ Việt Nam), giá vàng của thế giới đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại 1.782 USD/ounce, tăng 6 USD/ounce so với cùng thời điểm hôm trước.

Giá vàng thế giới có lúc bật tăng mạnh mẽ trong bối cảnh Mỹ công bố các dữ liệu tác động đến lạm phát phù hợp với , trong đó chỉ số cá nhân tháng 5-2021 tăng 0,5% thấp hơn không đáng kể so với dự báo là 0,6%.

Giới phân tích nhận định dữ liệu này cho thấy lạm phát tại Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo đó, đồng USD đảo chiều giảm giá trên diện rộng. Giá vàng thế giới có thời điểm tăng hàng chục USD/ounce.

Mặt khác, sau khi giá cố phiếu tăng mạnh vào phiên giao dịch trước, giới đầu tư tài chính tiếp tục dồn vốn vào chứng khoán. Thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc , Nhận Bản, Hồng Kông… có thêm một phiên "xanh" sàn. Điều này cho thấy nhiều người chưa quan tâm đến thị trường vàng. Giá vàng hôm nay vì thế không thể tăng mạnh.

Mặt khác, thông tin một số quỹ đầu tư tiếp tục bán thêm hơn 8 tấn vàng làm không ít nhà đầu tư nghĩ nắm giữ vàng sẽ bất lợi. Thế nên họ phải bán ra khiến giá vàng thế giới quay đầu đi xuống.

Giao dịch trên thị trường cho thấy giá vàng thế giới có khi tăng 17 USD/ounce, từ 1.775 USD/ounce leo lên 1.792 USD/ounce lúc 20 giờ ngày 25-6 theo giờ Việt Nam.

Tuy nhiên, khi dòng tiền chảy vào thị trường vàng bị chậm lại, đồng thời các quỹ đầu tư vàng chưa dừng động thái bán ra, nhiều người đã bán vàng thu hồi vốn. Số khác thì tranh thủ bán khống chờ giá vàng đi xuống sẽ mua vào hưởng chênh lệch.

Ngay sau đó, giá vàng thế giới giảm 12 USD/ounce xuống còn 1.778 USD/ounce. Ở mức giá này, những người đã bán khống bắt đầu mua vào. Giá vàng hôm nay tăng nhẹ và đến 6 giờ ngày 26-6 đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại 1.782 USD/ounce.

Trước đó, giá vàng SJC tại Việt Nam ngày 25/6 tăng 50.000 đồng/lượng, chối cuối ngày tại 57,05 triệu đồng/lượng. Theo đó, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 7,5 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán lập thêm đỉnh mới

VN-Index hôm qua thăng hoa những phút cuối phiên khi tăng hơn 10 điểm so với tham chiếu, vượt mốc 1.390 điểm và xác lập đỉnh mới trong lịch sử.

Những phiên tăng giảm đan xen trong biên độ hẹp đầu tuần khiến phần đông nhà đầu tư thận trọng khi bước vào phiên giao dịch hôm nay. Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM giằng co quyết liệt quanh tham chiếu và có lúc bị nhấn xuống dưới 1.373 điểm vì lực chốt lời dâng cao.

Sau giờ nghỉ trưa ngày 25/6, thị trường "lột xác" khi tiền đổ nhanh vào các mã vốn hoá lớn và đẩy chỉ số lên nhanh. VN-Index lần lượt chạm 1.380 điểm, sau đó rung lắc tại 1.385 điểm nhưng cũng vượt qua để xác lập đỉnh mới tại 1.390,12 điểm khi đóng cửa. Dù vậy, mức này vẫn chưa đạt kỳ vọng của giới phân tích bởi hồi đầu tuần hầu hết cho rằng chỉ số sẽ vượt 1.400 điểm.

Thông tin kinh tế, tài chính ngày 26/6/2021: Covid-19 tàn phá, khách sạn biến thành nhà trọ giá rẻ

Diễn biến VN-Index và VN30-Index phiên 25/6. Ảnh: MAS.

Nhóm tài chính gồm ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm là động lực tăng trưởng chính của phiên hôm nay khi tích luỹ 1,22%. Trong đó, chứng khoán bùng nổ nhất khi SSI, HCM tăng hết biên độ. Bất động sản, nguyên vật liệu và tiêu dùng thiết yếu cũng có trạng thái tích cực với mức tăng khoảng 0,4-0,8%.

VCB tăng 1,7% lên 112.600 đồng, là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index với gần 2 điểm. NVL, GAS, PDR, TCB đứng tiếp theo trong danh sách này. Ở chiều ngược lại, VPB và VIB ghì thị trường xuống mạnh nhất khi lần lượt giảm 0,6% và 1,8% so với tham chiếu.

Giá trị giao dịch trên sàn TP HCM xấp xỉ 19.130 tỷ đồng, cải thiện hơn 600 tỷ đồng so với hôm qua nhưng vẫn là mức thấp nếu tính trong một tháng qua. HPG đóng góp nhiều nhất với 1.320 tỷ đồng, tiếp đến là SSI hơn 1.235 tỷ đồng. Các mã còn lại trong nhóm 10 cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất có giá trị dao động từ 400-800 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục giao dịch thận trọng. Giá trị mua vào của nhóm này đạt 1.530 tỷ đồng, tập trung giải ngân ở NVL và VCB trong khi bán ra tổng cộng 1.450 tỷ đồng.

‘Sống dở chết dở’, khách sạn, nhà nghỉ 'bẻ lái' sang cho thuê phòng trọ

Đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư khiến cho các hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ giảm doanh thu vì ít khách hàng. Nhiều doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh để tồn tại.

Thông tin kinh tế, tài chính ngày 26/6/2021: Covid-19 tàn phá, khách sạn biến thành nhà trọ giá rẻ

Chị Đỗ Trà Giang (chủ một khách sạn tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) : “Việc chuyển đổi mô hình kinh doanh cũng là một thách thức, vì đây là một hướng phát triển hoàn toàn mới, lợi nhuận có thấp hơn rất nhiều so với thời điểm trước dịch nhưng nó mang lại sự ổn định để vượt qua được đại dịch. Gia đình chúng tôi vẫn đang đợi ổn định để mở lại khách sạn như trước đây”.

Để thu hút khách trong mùa dịch, nhiều chủ khách sạn đã có một số hướng đi riêng nhằm cải thiện tình trạng “ế ẩm” trong giai đoạn khó khăn này. Anh Vũ Hoàng Hoàng (chủ một khách sạn tại Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: “Khách sạn chuyển sang cho thuê trọ và để thu hút khách hàng, tôi đã sang sửa lại phòng, giảm giá sâu cho người thuê với mức giá bình dân, phù hợp với nhiều đối tượng đi làm và đặc biệt tôi miễn phí phòng ở một tháng đầu tiên cho người thuê trong tình hình dịch bệnh này”.

Không chỉ khách sạn, nhà nghỉ của anh Nguyễn Văn Đông (Cầu Giấy, Hà Nội) đã phải cho thuê phòng trọ theo tháng như nhà trọ bình dân để tránh tình trạng ế ẩm như hiện nay.

“Qua đợt dịch thứ 4 này thì khách sạn gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian qua tôi phải đi vay lãi để duy trì công việc kinh doanh của gia đình, vì hầu như không có doanh thu.

Nhưng dịch bệnh cứ kéo dài thế này thì vay mãi cũng không phải là cách hay, nên gia đình tôi đã chuyển đổi sang cho thuê trọ, cái tiện nhất chính là không phải đầu tư gì nhiều, vì đã đủ mọi vật dụng như giường, tủ, ti vi” - anh Đông chia sẻ thêm.

Ngoài chuyển đổi sang mô hình cho thuê trọ, có một số khách sạn còn chuyển sang kinh doanh . Quần áo được treo ngay trước cửa hàng để thu hút khách.

Thông tin trên được báo Tiền Phong đăng tải.

Lo tiền chảy ào ào vào bất động sản

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) mới đây đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan nêu đề xuất với nội dung hạ dần lãi suất tiền gửi VND về mức 0%/năm.

Theo VAFI, mức lãi suất này hiện đã được nhiều nền kinh tế phát triển áp dụng, thậm chí, một số nước còn duy trì lãi suất âm (thu phí tiền gửi). Chính sách này nhằm bảo đảm lãi suất cho vay cực thấp (2-5%), qua đó kích thích hệ thống doanh nghiệp và thị trường chứng khoán phát triển, bảo đảm an sinh cho người thu nhập thấp.

Đề xuất này ngay sau đó nhận được sự quan tâm từ giới chuyên gia, dư luận. Không ít ý kiến cho rằng đây là đề xuất gây "sốc", rủi ro và không khả thi trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, đề xuất cũng đặt ra giả thiết nếu lãi suất hạ dần về 0% như VAFI đề xuất thì thị trường BĐS sẽ ra sao?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Đại học Tài chính, nhận định, Việt Nam vừa qua mới chỉ đưa lãi suất huy động về mức thấp thì mức tăng tiền gửi đã giảm. Tiền đã chảy ào ào sang BĐS, chứng khoán...

Theo ông, nếu đưa về lãi suất 0% hay âm, việc rút tiền gửi ồ ạt có thể xảy ra, nhiều ngân hàng sẽ "căng thẳng" trong việc huy động. "Một loạt hệ lụy khó lường về mất cân đối vĩ mô có thể xảy ra", ông Thịnh lo ngại.

Cũng theo chuyên gia này, một đặc tính người Việt là tích trữ để đáp ứng các khoản mua sắm lớn hoặc phòng lúc khó khăn. Do vậy, việc hạ lãi suất về 0% rất có thể chuyển sang tích trữ vàng hay USD.

TS. Hồ Quốc Tuấn - Giảng viên Đại học Bristol (Anh quốc) - cũng cho rằng khi lãi suất tiền gửi giảm về 0%, tiền chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng, chuyển sang các kênh như vàng, ngoại tệ, cổ phiếu, đất đai, "đốt nóng" thị trường tài chính và BĐS.

Đà tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng vẫn khả quan dù dịch bùng phát

Theo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng 6 tháng đầu năm nay ước tăng 5,5 - 6% và khả năng tín dụng cả năm tăng ở mức 12% là trong tầm tay, thậm chí có thể mở rộng thêm. So với các ngân hàng có vốn nhà nước chi phối, nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân được đánh giá có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn nhờ sự linh hoạt và có nguồn lực tốt.

Ngoài ra, áp lực suất đầu ra cũng thấp hơn giúp cho nhóm này giữ được biên lãi ròng (NIM) cao và tiếp tục ghi nhận tăng trưởng khả quan từ thu nhập lãi thuần.

Đơn cử, tại Ngân hàng MSB, sau 5 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận trước thuế ngân hàng này đạt hơn 2.200 tỉ đồng, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2020 và hoàn thành 68% kế hoạch năm 2021, được đóng góp chủ yếu từ thu nhập lãi thuần gần 2.500 tỉ đồng và thu nhập ngoài lãi hơn 1.200 tỉ đồng, tăng lần lượt 79% và 64% so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận sau thuế năm 2021 của VPBank cũng được dự báo có thể tăng 35,3% lên mức 14.100 tỉ đồng. Dự báo này được đưa ra dựa trên giả định VPBank chào bán cổ phần của “con gà đẻ trứng vàng” FE Credit cho một nhà đầu tư chiến lược mà nhiều khả năng là đối tác đến từ Nhật theo nhiều giai đoạn.

Theo dự báo của FiinGroup, năm 2021, lợi nhuận kế toán của 12/26 ngân hàng niêm yết (chiếm 86,3% vốn hóa của khối ngân hàng) sẽ tăng cao hơn so với năm 2020 (18,2% so với 14,9%). Triển vọng tích cực này đến từ cả hoạt động tín dụng và dịch vụ, trong đó mảng bán chéo bảo hiểm của nhiều ngân hàng gồm VCB, CTG, ACB, MSB và HDB được kỳ vọng cao.

Còn theo ước tính của SSI Research, thu nhập lãi thuần của ngân hàng 2021 sẽ cao hơn 15% so với năm 2020, trong khi tín dụng tăng 12 - 13%. Bên cạnh đó, thu nhập ngoài lãi năm nay cũng tiếp tục tăng khoảng 8,7% so với năm 2020 do thu nhập thuần từ phí phục hồi, tăng 19,2% so với cùng kỳ, bù đắp cho sự sụt giảm thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và trái phiếu chính phủ.

Đối với năm 2021, do kỳ vọng nền kinh tế phục hồi, nợ xấu mới sẽ giảm so với năm trước. Các ngân hàng thương mại quốc doanh có thể hưởng lợi nhiều hơn từ xu hướng này, vì đã xóa phần lớn tài sản có vấn đề (bao gồm trái phiếu VA) trong năm 2020.

Trong chiến lược tháng 6.2021, nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng nhận định rằng, ngành ngân hàng sẽ chứng kiến một chu kỳ tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong năm nay, bất chấp dịch bệnh. Theo đó, mức tăng trưởng được dự báo đạt khoảng 27% với 2 yếu tố chính. Một là chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước nhằm giảm tác động của hậu quả dịch bệnh, duy trì mặt bằng lãi suất thấp cùng chính sách tiền tệ nới lỏng; hai là các yếu tố được thúc đẩy bởi dịch bệnh, ví dụ xu hướng cắt giảm mạnh chi phí.

Cũng theo VDSC, những thông tin liên quan tới việc phê duyệt hạn mức tín dụng mới tại một loạt ngân hàng tư nhân, các kế hoạch phát hành thêm, chia cổ tức để tăng vốn điều lệ, đặc biệt ở nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối, sẽ là những yếu tố tác động tới lợi nhuận của các ngân hàng trong thời gian tới.

Trang trại nông nghiệp nhưng chỉ bán điện

Thời gian qua, do phát triển quá nóng dẫn đến nhiều sai phạm về đất đai, xây dựng... tại các dự án điện năng lượng mặt trời áp mái ở Đắk Lắk.

Thông tin kinh tế, tài chính ngày 26/6/2021: Covid-19 tàn phá, khách sạn biến thành nhà trọ giá rẻ

Các trang trại không nào, trồng cây gì cả, có chăng là các bịch nấm trồng biểu diễn đã mốc meo - Ảnh: TRUNG TÂN

Tuy nhiên, vì hầu hết các dự án đã bán điện nên Đắk Lắk xin bộ có hướng dẫn để "hợp thức hóa" cho các doanh nghiệp đã "lỡ sai phạm"…

Việc phát triển nóng điện mặt trời áp mái có nhiều đóng góp nhưng cũng nhiều sai sót, lỗ hổng trong việc lập dự án trang trại. Hàng loạt trang trại trồng trọt, chăn nuôi nhưng chỉ để bán điện, chưa nuôi con gì và chưa trồng cây nào… mà chủ yếu để bán điện.

*Trang trại "không cây, không con"

Đơn cử, huyện Cư Kuin có 20 trang trại thì tới 15 dự án chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất để được xác nhận là trang trại theo thông tư 02 của Bộ NN&PTNT ngày 28-2-2020. 

Tuy nhiên, bất ngờ là tất cả dự án đều đã đấu nối (14 dự án) và thỏa thuận đấu nối (6 trang trại) với Điện lực (PC) Đắk Lắk. Kể cả dự án của bà Phạm Thị Phong Lan (tại thôn 3, Cư Êwi, Cư Kuin) không đạt tiêu chí để thành lập trang trại vẫn được PC Đắk Lắk "cấp phép". 

Để hợp thức hóa cho các trang trại xây dựng sai quy định, UBND huyện Cư Kuin đã có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và môi trường đưa diện tích đất này vào quy hoạch năm 2021, cho chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất nông nghiệp khác.

Kiểm tra thực tế một số dự án, Sở NN&PTNT tỉnh còn phát hiện nhiều sai phạm, có dấu hiệu của việc "vẽ" dự án nông nghiệp nhưng chỉ để bán điện. Qua kiểm tra ngẫu nhiên 5 trang trại thì có tới 4 trang trại không trồng trọt, tuy đang thi công nhưng tất cả đã... đấu nối với lưới điện.

Tương tự, tại huyện Buôn Đôn có 21/29 dự án mới có chủ trương cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất nông nghiệp khác để làm trang trại nhưng đã bán điện hoặc có thỏa thuận đấu nối với PC Đắk Lắk.

Trao đổi với phóng viên, ông Hà Văn Chương - phó giám đốc PC Đắk Lắk - cho biết theo quyết định số 13 ngày 6-4-2020 của Thủ tướng Chính phủ thì đơn vị có 3 nhiệm vụ: tính toán công suất hệ thống để giải tỏa điện năng lượng mặt trời; thỏa thuận đấu nối với khách hàng công suất ở vị trí nào đủ và ký kết hợp đồng mua bán điện với khách hàng. 

Các vấn đề liên quan đến pháp lý về đất đai, kết cấu xây dựng và các thứ thì thuộc các sở, ban ngành, địa phương khác…

Ông Chương khẳng định chỉ cần dự án "có mái tôn", đường dây còn công suất là PC Đắk Lắk cho đấu nối. Việc các trang trại chưa đảm bảo về thủ tục, làm trái quy định… là trách nhiệm của các địa phương.

https://hoanhap.vn/chi-tiet/thong-tin-kinh-te-tai-chinh-ngay-2662021-trang-trai-nong-nghiep-nhung-chi-ban-dien1624672894.html

Nguồn: Theo tạp chí điện tử Hòa nhập
Cùng chuyên mục
Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

03-06-2023 16:02

Năm 2023, các trường hợp tham gia BHXH được hưởng lương hưu khi có đủ 2 điều kiện là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam, đủ 56 tuổi đối với nữ.

Nổi bật trang chủ
Quy hoạch Đô thị thông minh, tòa nhà thông minh - Giải pháp ứng phó với El Nino
09/06/2023

'Hiểu và Tôn trọng thiên nhiên, mình bảo vệ thiên nhiên và thiên nhiên bảo vệ mình trong mối tương tác hài hòa' là triết lý phát triển thông minh trước những thách thức ngày càng khốc liệt của biến đổi khí hậu, KTS. Lê Anh Tuấn - Chuyên gia trưởng Hội đồng khoa học Văn Phú – Invest chia sẻ.

Đọc thêm
Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

03/06/2023

Bộ Công Thương tổ chức buổi gặp mặt với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều, nhãn trong bối cảnh nhiều địa phương phía Bắc đang vào vụ thu hoạch vải.

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

03/06/2023

Năm 2023, các trường hợp tham gia BHXH được hưởng lương hưu khi có đủ 2 điều kiện là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam, đủ 56 tuổi đối với nữ.

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

03/06/2023

Chính thức được đồng sở hữu bởi Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Krungsri, SHBFinance đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ nằm trong Top 4 công ty tài chính tiêu dùng hoạt động an toàn hiệu quả nhất Việt Nam, phục vụ thêm 1 triệu khách hàng hạnh phúc.

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

03/06/2023

Lúa gạo vốn dĩ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt. Bao nhiêu thế kỷ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt.

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

03/06/2023

Lễ hội trái cây Nam bộ - Suoi Tien Farm Festival 2023 chính thức khai mạc. Lễ hội diễn ra xuyên suốt từ hôm nay đến hết 31/8 với hàng loạt các chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực...

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

01/06/2023

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm, không tổ chức dạy trước chương trình, ôn tập, luyện thi, kiểm tra, khảo sát để xếp lớp năm học 2023-2024.

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

01/06/2023

BHXH Việt Nam vừa trình Hội đồng quản lý BHXH đề xuất cơ quan có thẩm quyền tiếp tục có chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch COVID-19 và người lao động tại các đơn vị này từ quỹ BHXH, quỹ BHTN, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

01/06/2023

Chiều nay, hàng xóm sang bảo nhà tôi là họ đang đo đạc để cấp lại sổ đỏ. Họ mới lấn được 1 ít ao và giờ đang làm nhà trên đó nên muốn thêm phần này vào sổ đỏ mới. Phần lấn chiếm nằm giáp ranh nhà tôi nên họ muốn nhà tôi ký xác nhận cho họ.

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

31/05/2023

Chuyên tâm kiến tạo giá trị sống cho cộng đồng, lấy con người làm trung tâm kết hợp với sự thấu hiểu...

0.20545 sec| 1967.648 kb