Vinafood2: 4 lần làm trái chỉ đạo của Thủ tướng

Vinafood2: 4 lần làm trái chỉ đạo của Thủ tướng
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước thanh tra toàn diện hoạt động cấp tín dụng trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay và các khoản vay liên quan.

Vinafood 2 có tới 4 lần cố tình làm trái chỉ đạo của Thủ tướng

Trong Kết luận số 2099/BC-TTCP, Thanh tra Chính phủ khẳng định: Các cơ quan báo chí phản ánh tình trạng “xẻ thịt” đất công bằng cách xin chủ trương, dự án khai thác đất công, sau đó mang góp vốn, hợp tác với đối tác bên ngoài và cuối cùng thoái vốn, cũng như việc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (gọi tắt là Vinafood 2) cố ý làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là có cơ sở.

Kết luận thanh tra cho thấy, năm 2010, sau khi được TP.HCM giao 4 cơ sở nhà đất nêu trên, Vinafood 2 đã liên kết, góp vốn với Công ty TNHH , xây dựng, địa ốc Việt Hân (Công ty Việt Hân) thành lập Công ty TNHH thương mại, dịch vụ, xây dựng Việt Hân Sài Gòn (Công ty Việt Hân Sài Gòn) để thực hiện dự án xây dựng khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại trên khu đất hơn 6.200m2 được TP.HCM giao theo dạng nộp tiền sử dụng đất một lần.

Quá trình hợp tác lòng vòng giữa Vinafood 2 và Công ty Việt Hân trong chuyển nhượng đất đai, thoái vốn nhà nước có nguy cơ gây thất thoát tài sản nhà nước. Đáng chú ý, trong quá trình hợp tác với nhà đầu tư tư nhân, chuyển đổi đất công thành đất tư, Vinafood 2 đã bốn lần cố ý làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Theo đó, theo đề xuất của Vinafood 2, Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc cho Vinafood 2 thực hiện phương án sắp xếp lại các cơ sở nhà đất. Tuy nhiên, trong quá trình sắp xếp đất đai, Vinafood 2 đã 4 lần cố tình làm trái chỉ đạo của Thủ tướng.

Cụ thể, lần thứ nhất Vinafood 2 không thực hiện lập lại phương án sắp xếp 4 cơ sở nhà đất theo quyết định 09 năm 2007 của Thủ tướng để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, trình Thủ tướng quyết định.

Lần thứ hai, Vinafood 2 tự ý liên kết hợp tác với Công ty Việt Hân, không lập thủ tục liên kết, góp vốn trình Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài chính thẩm định trước khi trình Thủ tướng quyết định.

Bên cạnh đó, mặc dù Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có rất nhiều văn bản hướng dẫn, yêu cầu Vinafood 2 phải xây dựng phương án thoái vốn góp tại Công ty Việt Hân Sài Gòn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng Vinafood 2 không thực hiện.

Sau khi bán xong 4 cơ sở nhà đất, nhận đủ tiền đất từ Công ty Việt Hân, Vinafood 2 mới Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chấp thuận cho triển khai nhanh việc xử lý các cơ sở nhà đất tại 33 Nguyễn Du và 34-36-42 Chu Mạnh Trinh nhằm khắc phục thua lỗ trong hoạt động kinh doanh.

Lần thứ 4 Vinafood 2 cố ý làm trái chỉ đạo của Thủ tướng là không thực hiện lập phương án bồi thường, hỗ trợ, di dời 34 hộ dân đang sinh sống tại các cơ sở nhà đất 33 Nguyễn Du, 34-36 Chu Mạnh Trinh để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

kiểm tra của Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện Vinafood 2 và Công ty Việt Hân Sài Gòn lợi dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ số 33 Nguyễn Du, số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM để để lập dự án ‘khống’, rồi mang đi thế chấp ngân hàng để vay tiền ngân hàng trái luật.

SCB rót hơn 6.000 tỷ đồng cho dự án ma? 

Trong quá trình thực hiện dự án, tháng 12/2015, Vinafood 2 chuyển nhượng toàn bộ cổ phần vốn góp cho đối tác. Sau đó, khu đất được cập nhật biến động với việc đổi tên Vinafood 2 trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thành tên Công ty Việt Hân Sài Gòn.

Tiếp đến, năm 2016, Công ty Việt Hân Sài Gòn có sự thay đổi chủ sở hữu, gồm 2 thành viên góp vốn, đó là Công ty cổ phần Bất động sản Mùa Đông (góp 99%) và Công ty Việt Hân (góp 1%). Sau đó, các chủ hữu mới đã dùng cụm nhà đất số 34-36, 42 Chu Mạnh Trinh và số 33 Nguyễn Du thế chấp Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (MSB).

Vinafood2: 4 lần làm trái chỉ đạo của Thủ tướng

Kế đến, tháng 1/2017, chủ sở hữu của Công ty Việt Hân Sài Gòn (là Công ty cổ phần Bất động sản Mùa Đông và Công ty Việt Hân) chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Công ty Việt Hân Sài Gòn cho Công ty cổ phần Sài Gòn Dimensions và Công ty Đầu tư BOB. Việc chuyển nhượng này là thực hiện theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc xử lý, thu hồi nợ theo phương án xử lý nợ ngày 26/10/2016 của Ngân hàng MSB gửi Ngân hàng Nhà nước. Phương án này được Ngân hàng Nhà nước thẩm định, chấp nhận. Số tiền thu được từ việc chuyển nhượng này dùng để trả nợ cho khoản vay của các công ty tại MSB. Tiếp đó, Công ty Việt Hân Sài Gòn tiếp tục sử dụng tài sản này thế chấp vay tại các ngân hàng khác.

Tại dự án 33 Nguyễn Du, 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ việc Vinafood 2, Công ty Việt Hân Sài Gòn không triển khai dự án mà sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên để thế chấp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho 4 công ty thành viên vay ngân hàng.

Cụ thể, vào tháng 12/2014, Vinafood 2 ký hợp đồng vay Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 850 tỷ đồng và được giải ngân hơn 518 tỷ đồng (vào tháng 3/2015). Đến tháng 12/2015, Vinafood 2 đã trả hết nợ gốc và lãi vay gần 550 tỷ đồng. Tiếp đó, vào tháng 4/2016, ông Đinh Trường Chinh, đại diện pháp luật của Công ty Việt Hân Sài Gòn ký hợp đồng thế chấp với Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (MSB) để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Công ty cổ phần Bất động sản Mùa Đông (mua 99% vốn góp của Công ty Việt Hân Sài Gòn) và đã được MSB đã giải ngân 1.683 tỷ đồng. Đến tháng 1/2017, Công ty cổ phần Bất động sản Mùa Đông đã trả hết nợ gốc và lãi.

Ngay sau đó, bà Trương Thị Cẩm Giang, Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Công ty Việt Hân Sài Gòn ký hợp đồng thế chấp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay cho 9 hồ sơ và đã được giải ngân hơn 5.801 tỷ đồng. Đến tháng 8/2017, Công ty Việt Hân Sài Gòn đã trả hết nợ gốc và lãi vay của 7 hợp đồng và đến tháng 4/2018 trả hết gốc và lãi của 2 hợp đồng còn lại. Tiếp đó, bà Trương Thị Cẩm Giang tiếp tục ký hợp đồng thế chấp tài sản vay từ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho 7 hồ sơ khách hàng vay vốn và đã được giải ngân hơn 5.371 tỷ đồng. Đến tháng 8/2018, ngân hàng giải ngân và 1 năm sau, Công ty Việt Hân Sài Gòn đã trả hết nợ gốc và lãi.

Vinafood2: 4 lần làm trái chỉ đạo của Thủ tướng
Ông Bùi Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT của ngân hàng SCB.

Chưa dừng lại đó, bà Trương Thị Cẩm Giang tiếp tục dùng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 4 cơ sở, nhà đất tại 33 Nguyễn Du, 34-36-42 Chu Mạnh Trinh ký hợp đồng thế chấp vay Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch và được giải ngân hơn 6.308 tỷ đồng. Số tiền này đã giải ngân trong cùng một ngày 28/8/2018 cho 7 hồ sơ vay.

Đến tháng 4/2019, 7 công ty là 7 khách hàng vay đã chủ động đề nghị dùng các bất động sản tại dự án khu dân thuộc khu chức năng số 9 đô thị mới Nam Thành phố Hồ Chí Minh (tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) làm tài sản bảo đảm thay thế cho 4 thửa đất số 33 Nguyễn Du, 34-36-42 Chu Mạnh Trinh (Quận 1). Hiện SCB đã thu hồi hết tiền cho vay kèm tiền lãi theo quy định của khoản vay này.
Vinafood2: 4 lần làm trái chỉ đạo của Thủ tướng

 Kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ ra những sai phạm trong hoạt động cho vay của SCB

Đáng chú ý, trong các lần vay SCB, trong hồ sơ của Công ty Việt Hân Sài Gòn đều có chứng thư xác định giá trị tài sản đảm bảo là hơn 7.250 tỷ đồng và tài sản thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài ra, ở các lần cho vay, các ngân hàng Techcombank, MSB và SCB đều đã được thanh toán toàn bộ tiền vay và lãi phát sinh.

Để thu hồi tài sản Nhà nước, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP Hồ Chí Minh xử lý thu hồi khu đất công tại quận 1 đang bị Vinafood 2 thâu tóm; đôn đốc và giám sát, các đơn vị có liên quan thực hiện xử lý và khắc phục hậu quả để thu hồi tài sản của Nhà nước bị thất thoát. Giao Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh chỉ đạo và giám sát Phòng Công chứng số 7 thực hiện thủ tục khởi kiện ra TAND có thẩm quyền đề nghị tuyên bố Văn bản Công chứng số 28355 “Hợp đồng góp vốn và chuyển nhượng quyền sử dụng đất" giữa Vinafood 2 và Công ty Việt Hân Sài Gòn đã được Phòng Công chứng số 7 chứng nhận ngày 30/12/2015 là vô hiệu.

Sau khi có bản án, chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai TP Hồ Chí Minh hủy kết quả xác nhận nội dung đăng ký biến động ngày 25/3/2016, thu hồi Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB971073 ngày 11/9/2010 và thu hồi đất tại 4 cơ sở nhà đất nói trên để quản lý, khai thác sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đất đai.

Giao Công an TP Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan kiểm tra việc phá dỡ tài sản Nhà nước tại số 42 đường Chu Mạnh Trinh khi Vinafood 2 chưa thực hiện nộp tiền giá trị công trình xây dựng theo thông báo của Sở Tài chính; xác định giá trị thiệt hại tài sản Nhà nước bị phá dỡ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, để xử lý theo quy định pháp luật.

Giao Cục thuế TP Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư xác minh làm rõ việc gian lận thuế thu nhập cá nhân bằng cách chuyển nhượng lòng vòng qua cá nhân để hưởng thuế suất 0,1% đối với hoạt động chuyển nhượng vốn góp trong Công ty Việt Hân Sài Gòn.

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng thực hiện thanh tra toàn diện hoạt động cấp tín dụng trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay và các khoản vay liên quan đến việc sử dụng Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB971073 ngày 11/9/2010 của 4 cơ sở nhà, đất nói trên. Đồng thời, xử lý nghiêm các vi phạm nêu tại kết luận này đối với tập thể, cá nhân có liên quan theo thẩm quyền.

Liên quan đến những sai phạm “động trời” của Vinafood2 trong việc quản lý sử dụng hơn 6000 m2 đất vàng tại TP. HCM, kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ cũng đã chỉ rõ, bên cạnh hàng loạt những sai phạm nghiêm trọng về quản lý, sử dụng vốn nhà nước, sai phạm về thuế… Vinafood 2 và Công ty Việt Hân còn lợi dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với khu đất tại địa chỉ số 33 Nguyễn Du, số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM để nhiều lần lập dự án “khống”, rồi mang đi thế chấp và vay hàng nghìn tỷ đồng của ngân hàng MSB, Techcombank và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn (SCB).

Điều này đặt ra hàng loạt những nghi vấn trong việc chấp hành các quy định pháp luật đối với chính sách tín dụng, quy trình lõi cấp tín dụng, quy chế phán quyết cấp tín dụng của ngân hàng này… khi thực hiện giải ngân cho dự án “khống” của Vinafood và công ty Viêt Hân.

Cũng như nhiều câu hỏi lớn về vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong giám sát, kiểm soát hoạt động trong nội bộ ngân hàng và bên ngoài, trong đó có Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đối với hoạt động của các ngân hàng này cần lời giải đáp...

Chuyên gia kiến nghị gì?

Nhìn lại những năm qua, ngành ngân hàng từng chứng kiến liên tiếp hàng loạt những “đại án” gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng như đại án xảy ra ở ngân hàng ACB, Ngân hàng Xây Dựng VNCB, đại án OceanBank, đại án BIDV… xung quanh những vụ án này, nhiều chuyên gia đã phân tích, mổ xẻ tìm ra những kẽ hở, yếu kém để đưa ra giải pháp ngăn chặn.

Theo một chuyên gia lâu năm trong ngành ngân hàng cho rằng, những sai phạm của ngân hàng trong mấy năm vừa qua đến từ rất nhiều nguyên nhân. Nhưng có lẽ nguyên nhân chính là sự lạm dụng quyền hành trong ngân hàng. Rất nhiều sai phạm đều bắt nguồn từ Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc người được Chủ tịch hội đồng quản trị tiếp tay, từ việc phê chuẩn những tín dụng cho các bên liên quan, cho các công ty con, công ty liên quan của các thành viên hội đồng quản trị cho đến lập chứng từ khống để cho vay…

Nhìn từ vụ án tại VNCB cho thấy, người đứng đầu ngân hàng này là Phạm Công Danh có thể chỉ đạo thuộc cấp rút ruột ngân hàng cả trăm tỷ, nghìn tỷ đồng rất dễ dàng. Hay trong vụ án ngân hàng Đông Á, ông Trần Phương Bình lạm dụng chức vụ để chỉ đạo cấp dưới xuất quĩ chi sai nguyên tắc, lập chứng từ thu khống hàng trăm tỷ đồng… Điều đó cho thấy, hệ thống giám sát nội bộ của ngân hàng hoàn toàn tê liệt, nhất là khi sai phạm lại được chỉ đạo bởi chính người đứng đầu.

Bên canh đó, cơ chế thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng trong thời gian vừa qua chưa hiệu quả. Thực tế cho thấy Ngân hàng nhà nước thường tỏ ra bị động hoặc có thông tin vi phạm mới tiến hành thanh tra, kiểm tra.

Thực tế, có những người được tin tưởng giao nhiệm vụ kiểm soát ngân hàng nhưng đã không những không làm tròn được chức trách, nhiệm vụ của mình mà còn thông đồng, cấu kết gây nên thất thoát lớn cho ngân hàng. Thí dụ, liên quan những sai phạm tại VNCB, cơ quan chức năng đã truy tố, xét xử Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân và Ngô Văn Thanh là thành viên Tổ giám sát của Ngân hàng nhà nước đặt tại VNCB và các cá nhân có liên quan về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Từ những sai phạm cá nhân cũng cho thấy, dưới góc độ quản lý nhà nước đã bộc lộ sự thiếu chặt chẽ, chưa sâu sát trong quản lý, dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao.

Trở lại với vụ việc của Vinafood 2, những bài học xương máu về công tác nhân sự, về quản trị ngân hàng, bài học về công tác thanh tra giám sát… lại một lần nữa được rút ra. Những cá nhân, tổ chức nào liên quan? Cần điều tra làm rõ để truy cứu, xử lý nghiêm trước pháp luật?…

Tuy nhiên, yêu cầu cấp thiết trước mắt đặt ra đối với ngành ngân hàng là cần sớm có giải pháp bít những “lỗ hổng” để không còn những vụ án như thời gian vừa qua. Và những giải pháp quan trọng phải được kịp thời thực hiện là:

Thứ nhất, đối với bản thân các ngân hàng, cần nâng cao vai trò của Ban kiểm soát, thành viên độc lập của HĐQT. Ban kiểm soát phải làm việc độc lập với các thành viên HĐQT để sớm có biện pháp ngăn chặn những sai phạm, tránh để đến khi cơ quan chức năng qua thanh tra, kiểm tra mới phát hiện thì đã muộn.

Thứ hai, đối với Ngân hàng nhà nước cần có cơ chế để theo dõi kiểm soát các hoạt động thanh kiểm tra nội bộ của các ngân hàng thương mại. Phải ban hành bộ quy tắc về đạo đức kinh doanh trong ngân hàng và phải thực hiện nghiêm chỉnh.

Thứ ba, Ngân hàng nhà nước cần phải rà soát hoàn thiện các quy định pháp luật, đẩy mạnh hoạt động giám sát thanh tra các ngân hàng một cách chặt chẽ hơn. Phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng đủ về số lượng và có năng lực, trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu cao hơn về quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng.

Nguồn: Theo tạp chí điện tử Hòa nhập
Cùng chuyên mục
Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

03-06-2023 16:02

Năm 2023, các trường hợp tham gia BHXH được hưởng lương hưu khi có đủ 2 điều kiện là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam, đủ 56 tuổi đối với nữ.

Nổi bật trang chủ
Quy hoạch Đô thị thông minh, tòa nhà thông minh - Giải pháp ứng phó với El Nino
09/06/2023

'Hiểu và Tôn trọng thiên nhiên, mình bảo vệ thiên nhiên và thiên nhiên bảo vệ mình trong mối tương tác hài hòa' là triết lý phát triển thông minh trước những thách thức ngày càng khốc liệt của biến đổi khí hậu, KTS. Lê Anh Tuấn - Chuyên gia trưởng Hội đồng khoa học Văn Phú – Invest chia sẻ.

Đọc thêm
Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

03/06/2023

Bộ Công Thương tổ chức buổi gặp mặt với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều, nhãn trong bối cảnh nhiều địa phương phía Bắc đang vào vụ thu hoạch vải.

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

03/06/2023

Năm 2023, các trường hợp tham gia BHXH được hưởng lương hưu khi có đủ 2 điều kiện là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam, đủ 56 tuổi đối với nữ.

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

03/06/2023

Chính thức được đồng sở hữu bởi Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Krungsri, SHBFinance đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ nằm trong Top 4 công ty tài chính tiêu dùng hoạt động an toàn hiệu quả nhất Việt Nam, phục vụ thêm 1 triệu khách hàng hạnh phúc.

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

03/06/2023

Lúa gạo vốn dĩ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt. Bao nhiêu thế kỷ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt.

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

03/06/2023

Lễ hội trái cây Nam bộ - Suoi Tien Farm Festival 2023 chính thức khai mạc. Lễ hội diễn ra xuyên suốt từ hôm nay đến hết 31/8 với hàng loạt các chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực...

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

01/06/2023

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm, không tổ chức dạy trước chương trình, ôn tập, luyện thi, kiểm tra, khảo sát để xếp lớp năm học 2023-2024.

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

01/06/2023

BHXH Việt Nam vừa trình Hội đồng quản lý BHXH đề xuất cơ quan có thẩm quyền tiếp tục có chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch COVID-19 và người lao động tại các đơn vị này từ quỹ BHXH, quỹ BHTN, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

01/06/2023

Chiều nay, hàng xóm sang bảo nhà tôi là họ đang đo đạc để cấp lại sổ đỏ. Họ mới lấn được 1 ít ao và giờ đang làm nhà trên đó nên muốn thêm phần này vào sổ đỏ mới. Phần lấn chiếm nằm giáp ranh nhà tôi nên họ muốn nhà tôi ký xác nhận cho họ.

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

31/05/2023

Chuyên tâm kiến tạo giá trị sống cho cộng đồng, lấy con người làm trung tâm kết hợp với sự thấu hiểu...

0.10373 sec| 1956.648 kb