Một sản phẩm dinh dưỡng/ảnh minh họa
Theo báo cáo này, các bệnh mãn tính và gia tăng dân số già ở Việt Nam đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường dinh dưỡng y tế Việt Nam. Phân khúc cửa hàng thuốc và nhà thuốc bán lẻ chiếm thị phần lớn nhất trong năm 2019, chiếm hơn 2/3 thị trường.
Tuy nhiên, việc người Việt Nam thiếu nhận thức về vấn đề dinh dưỡng đã cản trở sự tăng trưởng của thị trường này. Ngược lại thì du lịch chữa bệnh tăng mạnh tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp tham gia thị trường này trong tương lai.
Bên cạnh đó, do sự bùng phát của dịch Covid-19, một số quốc gia đã áp đặt lệnh đóng cửa biên giới đã cản trở xuất nhập khẩu quốc tế, gián đoạn chuỗi cung ứng và nguồn cung cấp nguyên liệu thô.
Thị trường dinh dưỡng y tế Việt Nam được phân loại dựa trên sản phẩm, ứng dụng, kênh phân phối và người tiêu dùng. Dựa trên sản phẩm, thị trường được chia thành dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, dinh dưỡng qua đường tiêu hóa và dinh dưỡng qua đường ruột. Phân khúc dinh dưỡng dành cho trẻ sơ sinh chiếm thị phần lớn nhất trong năm 2019, chiếm gần 3/4 tổng doanh thu của thị trường.
Ngoài ra, thị trường dinh dưỡng y tế còn được phân loại dựa trên các loại bệnh như bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh đường tiêu hóa, bệnh thận mãn tính, bệnh gan mãn tính, chăm sóc đặc biệt, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, và những bệnh khác.
https://thuonggiathitruong.vn/thi-truong-dinh-duong-y-te-o-viet-nam-tri-gia-hang-tram-trieu-do-la/