Bà Lê Minh Trang, quản lý cấp cao NielsenIQ
Theo báo cáo kinh tế Việt Nam quý 1/2023 có mức tăng trưởng 10,7%, là dấu hiệu đáng mừng nhưng chủ yếu tăng trưởng là do tăng giá tất cả của các ngành hàng.
Điều đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sinh hoạt hàng ngày của người tiêu dùng, buộc người tiêu dung phải tự tạo những giải pháp của riêng họ để cân đối tài chính chi tiêu sinh hoạt hàng ngày.
Tại diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam (VOBF) năm nay, bà Lê Minh Trang, quản lý cấp cao NielsenIQ đánh giá tâm lý người tiêu dùng ngày nay mua sắm theo cách thông minh hơn, có lối sống lạc quan trong cẩn trọng.
Đồng thời, họ có xu hướng chuyển đổi việc mua sắm từ thứ muốn mua sang thứ thật sự cần thiết, giảm thiểu tối đa các việc tăng giá trị bên ngoài như những mặt hàng không thiết yếu, mua nhiều những mặt hàng thiết yếu phục chăm sóc cá nhân, nhà cửa và thậm chí chú trọng cho công việc và chi tiết tài chính tương lai.
Đối với những mặt hàng hóa thực phẩm như trái cây, rau củ, thực phẩm từ sữa hay là thịt tươi sống, người tiêu dùng có xu hướng mua sắm, tiêu dùng nhiều hàng hóa có mục đích chăm sóc sức khỏe, chăm sóc cá nhân hơn.
Bên cạnh đấy, những ngành hàng không thiết yếu như là đồ ăn vặt, bánh kẹo và thức uống có cồn được cho là những mặt hàng nằm trong danh mục giảm chi tiêu trong thời gian tới.
Tâm lý, thói quen của người tiêu dùng thay đổi, các nhà bán hàng cần phải làm gì để bắt kịp?
Theo bà Lê Minh Trang các nhà bán lẻ, nhà sản xuất cần phải tập trung vào công nghệ số. Bởi đây là xu hướng tất yếu để quản lý, xử lý thông tin, truyền tải, tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất, dễ dàng nhất, từ đó nâng cao hiệu suất, mang đến lợi nhuận cao nhất.
Ngoài ra, cần thiết phải lấy khách hàng làm trọng tâm, tạo cho người tiêu dùng sự hài lòng trong quá trình mua sắm và sử dụng sản phẩm.
Sự tiện lợi thông trải nghiệm tư vấn chuyên môn bằng thực tế ảo, bằng AI Chatbot; Thanh toán trực tuyến; Giao hàng thuận lợi…
Cùng với đó phải mở rộng bán hàng đa kênh, đa nền tảng website, ứng dụng… mang sản phẩm, dịch vụ tiếp cận đến nhiều người tiêu dùng nhanh nhất.
Nếu doanh nghiệp có thể áp dụng thành công, công nghệ số là biện pháp hoàn hảo để kích thích việc mua sắm của khách hàng.
Trong năm 2023 những ngành hàng thiết yếu có cơ hội tăng trưởng vẫn đang rõ nét, kể cả khi người tiêu dùng đang có sự cẩn trọng với sự phát triển của thị trường.
Yếu tố quan trọng chắc chắn là việc phải hiểu rõ về tâm lý, thói quen chi tiêu của người tiêu dùng, với nó dù là nhà sản xuất hay bán lẻ cũng có thể nắm được chìa khóa then chốt giúp cho doanh nghiệp thành công, dù trong bất kỳ giai đoạn nào.
Các chiến lược bán hàng đa kênh, cộng sinh giữa online và offline, kết hợp với sự thấu hiểu khách hàng luôn mang lại sự thích ứng đáng kinh ngạc trong mọi bối cảnh.
Và trong xu hướng số hóa ngày càng nhanh hiện nay, khi con người càng làm quen với công nghệ hiện đại thì thương mại điện tử vẫn sẽ còn rất phát triển tại Việt Nam trong thời gian tới.