Theo thống kê năm 2021, cả nước có hơn 11 triệu người cao tuổi (NCT), chiếm khoảng 11,95% dân số, trong đó có gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên. Dự báo đến năm 2034, trung bình 3 người trong độ tuổi lao động sẽ hỗ trợ một người cao tuổi và sẽ chỉ còn 2 người trong độ tuổi lao động hỗ trợ một người cao tuổi vào năm 2049.
Đáng nói, khoảng 70% số NCT sống ở nông thôn, không có tích lũy vật chất, đa số có bệnh cần được điều trị. Như vậy, số NCT cần chăm sóc sẽ tăng từ 2,5 triệu người vào năm 2019 lên hơn 10 triệu người vào năm 2049.
Số người cao tuổi tăng, số người cao tuổi không có vợ hoặc chồng, không muốn sống chung với con cháu cũng tăng, kéo theo nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ xã hội ngày một lớn.
Ảnh Internet
Trên thực tế, người cao tuổi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ xã hội chuyên sâu ở cả gia đình, cộng đồng và trong các trung tâm bảo trợ xã hội, cơ sở chăm sóc người cao tuổi. Nhưng hiện cả nước chỉ có 49/63 tỉnh có khoa lão khoa tại các bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc bệnh viện lão khoa; hơn 900 khoa khám bệnh có buồng riêng cho người cao tuổi; trên 10.000 giường điều trị nội trú ưu tiên cho người cao tuổi và có gần 2.000 nhân viên y tế được đào tạo về lão khoa. Các cơ sở chăm sóc NCT chủ yếu vẫn tập trung ở các thành phố lớn với mức phí dịch vụ cao. Còn ở các địa phương, các trung tâm bảo trợ xã hội cũng dành một phần hoạt động để nuôi dưỡng, chăm sóc người già nhưng đối tượng chỉ là những người cao tuổi neo đơn, không nơi nương tựa.
Hiện tại ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác, có nhiều hình thức chăm sóc người cao tuổi, chủ yếu tập trung vào 2 loại hình phổ biến: chăm sóc tập trung và chăm sóc tại nhà/cộng đồng.
Song cả nước chỉ có 49/63 tỉnh có khoa lão khoa tại các bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc bệnh viện lão khoa; hơn 900 khoa khám bệnh có buồng riêng cho người cao tuổi; trên 10.000 giường điều trị nội trú ưu tiên cho người cao tuổi và có gần 2.000 nhân viên y tế được đào tạo về lão khoa. Các cơ sở chăm sóc NCT chủ yếu vẫn tập trung ở các thành phố lớn với mức phí dịch vụ cao. Còn ở các địa phương, các trung tâm bảo trợ xã hội cũng dành một phần hoạt động để nuôi dưỡng, chăm sóc người già nhưng đối tượng chỉ là những người cao tuổi neo đơn, không nơi nương tựa.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để chăm sóc tốt cho NCT cần sắp xếp lại hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội công lập theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tạo lập môi trường thân thiện, hòa nhập giữa các nhóm đối tượng và với xã hội. Việc đẩy mạnh các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là điều quan trọng để người cao tuổi sống vui, khỏe, có ích. Điều này cũng tận dụng xu hướng già hóa dân số và khai thác tiềm năng của NCT, tạo ra động lực, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
https://hoanhap.vn/chi-tiet/gia-tang-nguoi-cao-tuoi-o-viet-nam-nhu-cau-dich-vu-cham-soc-cang-lon1653829777.html