Hàng loạt di tích lịch sử “ngủ yên” trong mùa COVID-19

Hàng loạt di tích lịch sử “ngủ yên” trong mùa COVID-19
Trải qua ba làn sóng dịch bệnh hoành hành, nhiều di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội xoay sở với điệp khúc “đóng-mở cửa” kéo dài hàng tháng trời. Việc vắng bóng các du khách trong nước và quốc tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều khu di tích lịch sử có nguy cơ bị xuống cấp và lãng quên.

Hàng loạt di tích lịch sử “ngủ yên” trong mùa COVID-19

Nhân viên nghỉ luân phiên, di tích rêu phong

Ông Trần Việt Anh – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội thống kê, năm 2016, lượng khách đến Hoàng Thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa là gần 400 nghìn lượt; đến năm 2018 đạt 620 nghìn lượt và ước đến năm 2020 sẽ đạt 970 nghìn lượt.

Tổng thu từ khách du lịch năm 2016 đạt 6,23 tỷ đồng; ước cả năm 2019 đạt trên 12 tỷ đồng. Bước sang năm 2020, lượng khách tham quan Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã suy giảm đáng kể, chỉ đạt khoảng 30% so với năm 2019.

“Trong thời gian khu di sản đóng cửa để phòng dịch, một số bộ phận nhân viên phải nghỉ luân phiên và làm việc tại nhà, nguồn thu nhập cũng giảm 50%” – đại diện Trung tâm cho biết.

“Các sự kiện do Trung tâm tổ chức như Tân Sửu nghênh xuân, Lễ tiến Xuân Ngưu mặc dù được chuẩn bị công phu, hấp dẫn cũng phải tạm dừng, chỉ thực hiện nghi thức nội bộ hoặc tiết giảm quy mô, hạn chế số lượng người tham dự”.

Những năm trước, Khu Di tích Lịch sử Nhà Tù Hỏa Lò thường thu hút được rất nhiều du khách nước ngoài ghé chân đến, nhưng kể từ khi dịch bệnh bùng phát, lượng du khách quốc tế suy giảm rõ rệt.

Chị Thúy Hạnh – một hướng dẫn viên tại Di tích Lịch sử Nhà tù Hỏa Lò : “Tôi luôn có cảm tình khi gặp gỡ các đoàn cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, mỗi lần trao đổi với họ tôi lại khai thác thêm được nhiều kiến thức, câu chuyện mới. Họ đều đã cao tuổi và không còn nhiều thời gian để quay trở lại Việt Nam. Tôi mong dịch bệnh sớm kết thúc để họ có cơ hội tới đây và có dịp hồi tưởng lại những năm tháng quá khứ”.

Dù việc mở cửa bị ngắt quãng giữa các làn sóng dịch bệnh, nhưng các hướng dẫn viên như chị Hạnh vẫn liên tục nghiên cứu và trau dồi hoạt động chuyên môn để đợi đến khi dịch bệnh kết thúc, họ sẵn sàng trở lại nghề với những kiến thức sâu rộng của mình.

“Mỗi năm, chúng tôi có 8 cuộc triển lãm trưng bày nối tiếp nhau để liên tục có những sản phẩm mới nhằm thu hút du khách. Có thể thấy dù đóng cửa nhưng toàn bộ nhân viên di tích không nghỉ mà vẫn làm việc như thường”, chị Hạnh nói thêm.

Đưa cách mạng 4.0 vào “cứu” di sản

Trước thực trạng du khách quốc tế chưa thể quay trở lại Việt Nam, các di tích lịch sử, bảo tàng tại Hà Nội đã phải sáng tạo ra nhiều cách thức như đổi mới cách trưng bày, tạo ra những câu chuyện, nội dung hấp dẫn, hợp thời đại để nhắm tới đối tượng du khách trong nước, đặc biệt là giới trẻ, nhóm học sinh, sinh viên.

Với thông điệp “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, các cơ sở di tích đã kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố Hà Nội để cho ra mắt các sản phẩm du lịch, với hai mục tiêu chính: khuyến khích người Hà Nội đi du lịch Hà Nội và thu hút khách du lịch trong nước.

Trong năm 2020, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long cũng đã xây dựng tour dành cho khách nội địa với chủ đề “Chạm vào quá khứ”, hay tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”.

Khu Di tích Lịch sử Nhà Tù Hỏa Lò là đơn vị tiêu biểu trong việc “làm mới” bản thân để thu hút khách du lịch trong nước. Bằng việc ra mắt chương trình trải nghiệm “Đêm linh thiêng: Sống như những đóa hoa” – một tour tham quan vào buổi tối tại Nhà tù Hỏa Lò, đã đem tới trải nghiệm độc đáo, khó quên cho du khách.

Hàng loạt di tích lịch sử “ngủ yên” trong mùa COVID-19
Một điểm đổi mới trong cách quảng bá của Khu Di tích Lịch sử Nhà Tù Hỏa Lò đó là xây dựng trang fanpage trên với nội dung hướng tới giới trẻ nhưng không chỉ là giáo dục lịch sử đơn thuần. Đội ngũ truyền thông của Khu di tích này đã thổi một luồng gió mới, thay vì chọn cách tiếp cận là cung cấp các nội dung truyền thống, các bài viết mang tính nghiên cứu, học thuật thì fanpage sẽ mang sắc thái trẻ trung, hấp dẫn, nhưng vẫn đảm bảo tính chất của một di tích lịch sử.

“Bằng chứng rõ rệt nhất cho sức hút của Hỏa Lò đó là ngay khi di tích được mở cửa trở lại từ 12h trưa ngày 8/3, gần như 100% lượng khách tới xếp hàng mua vé là các bạn trẻ ở lứa tuổi học sinh, sinh viên”, chị Thúy Hạnh chỉ ra.

Còn đối với khách du lịch quốc tế vẫn bị “cấm cửa” vào Việt Nam, một phương án được đặt ra để cứu lấy các di sản đó là số hóa toàn bộ các hiện vật, công trình và đưa vào môi trường thực tế ảo, để các du khách dù ở xa nhưng vẫn có thể các địa điểm, di tích lịch sử chỉ qua màn hình hoặc kính thực tế ảo (VR).

Theo Tiến sĩ Trần Trọng Dương từ Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trào lưu chuyển đổi các di sản sang dạng số thức hay còn gọi là di sản kỹ thuật số (digital heritage) trên thế giới đã có từ cách đây 30 năm.

“Trào lưu này đã giúp thay đổi phương thức nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu, hay thậm chí thay đổi hoạt động của các Viện, trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu, các tổ chức bảo tồn, trong đó có UNESCO. Các trường đại học hàng đầu tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Australia cũng đã thành lập các khoa liên quan tới di sản kỹ thuật số”, Tiến sĩ Dương cho biết.

Tình hình dịch bệnh phức tạp đã thôi thúc sự ra đời của các bảo tàng số, các triển lãm số. Chỉ cần một chiếc kính VR, người xem có thể trực tiếp bước vào hang động Mạc Cao (Trung Quốc) hay thám hiểm của tòa kim tự tháp Ai Cập, dù đang ở ngay trong nhà mình.

Ở Việt Nam, đã có nhiều cơ sở bảo tàng và di tích thực hiện chuyển đổi số. Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng hoặc hệ thống nhà cổ Hội An đều được quét 3D để du khách có thể gián tiếp tham quan từ xa.

Ngay tại Hà Nội, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã triển khai các hình thức trưng bày trực tuyến, tour tham quan ảo 360 độ, ứng dụng công nghệ 3D trong nghiên cứu, bảo tồn di tích, phục dựng các di tích khảo cổ bằng công nghệ 3D,  sử dụng GIS để hệ thống hóa dữ liệu thông tin, số hóa hiện trạng di sản phục vụ công tác quản lý di sản, hỗ trợ nghiên cứu, khai thác thông tin; phát triển các ứng dụng  tiện ích phục vụ khách tham quan và các phần mềm quản lý tài liệu, hiện vật…

Ngày 23/11 năm 2020, Tiến sĩ Trần Trọng Dương cùng các cộng sự thuộc nhóm Sen Heritage đã cho ra mắt trưng bày “Khám phá di sản kiến trúc chùa Một Cột – Diên Hựu thời Lý bằng công nghệ thực tế ảo”. Chỉ cần một chiếc kính VR, người xem có thể trực tiếp bước vào không gian của Thăng Long cách đây hơn 900 năm để chiêm ngưỡng chùa Một Cột – biểu tượng của kiến trúc thời Lý.

Sản phẩm của Sen Heritage có sự kết hợp của công nghệ VR, video 3D, AR (thực tế ảo tăng cường) để số hóa hình thái kiến trúc chùa Một Cột thời Lý. Lợi thế của các công nghệ này cho phép đội ngũ phát triển xây dựng Chùa Một Cột như thực từ các cứ liệu khảo cổ trong môi trường kỹ thuật số với tỷ lệ gần như chính xác tuyệt đối.

Hàng loạt di tích lịch sử “ngủ yên” trong mùa COVID-19
Theo ông Trần Trọng Dương, ưu điểm của các công nghệ kỹ thuật số đó là giúp các nhà khoa học kiểm tra giả thuyết của mình có độ chính xác là bao nhiêu và từ đó linh hoạt điều chỉnh các giả thuyết sao cho chính xác nhất. Một ưu điểm khác của số hóa di sản đó là có thể áp dụng cho hệ thống giáo dục.

Các hình ảnh 3D có thể là ví dụ trực quan sinh động, tạo ra ấn tượng thị giác mạnh cho các bạn học sinh sinh viên, giúp các nội dung khoa học trở nên gần gũi nhất.

“Thay vì chỉ nhìn các hiện vật khảo cổ và đoán nó nằm thì bản phục dựng bằng kỹ thuật số giúp chúng ta hiểu được hóa ra mảnh vụn này nằm trên nóc công trình, hay từ một bức phù điêu”, Tiến sĩ Trần Trọng Dương chỉ ra. “Lắp ghép các mảnh vụn này thành một tổng thể hoàn chỉnh sẽ giúp truyền cảm hứng lịch sử mạnh mẽ tới các bạn trẻ”. Những thay đổi mới này sẽ đảm bảo cho di sản được sống mà vẫn hướng tới công chúng, tới cộng đồng.

Nguồn: Theo tạp chí Thương gia & Thị trường
Cùng chuyên mục
Du khách lặn lội gần 2.000 km đến Tây Ninh vì điều gì?

Du khách lặn lội gần 2.000 km đến Tây Ninh vì điều gì?

09-06-2023 08:07

Chuyên trang du lịch Vietnam Nomad giới thiệu '10 viên ngọc ẩn' tuyệt đẹp của du lịch Việt, trong đó Tây Ninh nổi lên như là một điểm đến phải ghé thăm trong năm 2023. 2,5 triệu lượt khách đã đến Tây Ninh, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023, Tây Ninh đang trên hành trình trở thành tâm điểm du lịch số 1 Nam bộ.

Nổi bật trang chủ
Quy hoạch Đô thị thông minh, tòa nhà thông minh - Giải pháp ứng phó với El Nino
09/06/2023

'Hiểu và Tôn trọng thiên nhiên, mình bảo vệ thiên nhiên và thiên nhiên bảo vệ mình trong mối tương tác hài hòa' là triết lý phát triển thông minh trước những thách thức ngày càng khốc liệt của biến đổi khí hậu, KTS. Lê Anh Tuấn - Chuyên gia trưởng Hội đồng khoa học Văn Phú – Invest chia sẻ.

Đọc thêm
Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

03/06/2023

Bộ Công Thương tổ chức buổi gặp mặt với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều, nhãn trong bối cảnh nhiều địa phương phía Bắc đang vào vụ thu hoạch vải.

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

03/06/2023

Năm 2023, các trường hợp tham gia BHXH được hưởng lương hưu khi có đủ 2 điều kiện là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam, đủ 56 tuổi đối với nữ.

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

03/06/2023

Chính thức được đồng sở hữu bởi Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Krungsri, SHBFinance đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ nằm trong Top 4 công ty tài chính tiêu dùng hoạt động an toàn hiệu quả nhất Việt Nam, phục vụ thêm 1 triệu khách hàng hạnh phúc.

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

03/06/2023

Lúa gạo vốn dĩ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt. Bao nhiêu thế kỷ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt.

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

03/06/2023

Lễ hội trái cây Nam bộ - Suoi Tien Farm Festival 2023 chính thức khai mạc. Lễ hội diễn ra xuyên suốt từ hôm nay đến hết 31/8 với hàng loạt các chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực...

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

01/06/2023

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm, không tổ chức dạy trước chương trình, ôn tập, luyện thi, kiểm tra, khảo sát để xếp lớp năm học 2023-2024.

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

01/06/2023

BHXH Việt Nam vừa trình Hội đồng quản lý BHXH đề xuất cơ quan có thẩm quyền tiếp tục có chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch COVID-19 và người lao động tại các đơn vị này từ quỹ BHXH, quỹ BHTN, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

01/06/2023

Chiều nay, hàng xóm sang bảo nhà tôi là họ đang đo đạc để cấp lại sổ đỏ. Họ mới lấn được 1 ít ao và giờ đang làm nhà trên đó nên muốn thêm phần này vào sổ đỏ mới. Phần lấn chiếm nằm giáp ranh nhà tôi nên họ muốn nhà tôi ký xác nhận cho họ.

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

31/05/2023

Chuyên tâm kiến tạo giá trị sống cho cộng đồng, lấy con người làm trung tâm kết hợp với sự thấu hiểu...

0.13343 sec| 1944.469 kb