Người mẹ giúp con trai sống thực vật hồi phục diệu kì

Người mẹ giúp con trai sống thực vật hồi phục diệu kì
Từ một bệnh nhân được chẩn đoán chỉ có thể sống không quá 4 ngày, Hữu Nghĩa vượt cửa tử, trải qua 6 tháng sống thực vật và dần đứng dậy từng bước hồi phục kỳ diệu.

"Bác sĩ nói con chỉ sống nổi 3, 4 ngày"

Ngày 24/3/2011 có lẽ là một trong những ngày để lại nhiều ám ảnh nhất đối với Võ Thành Hữu Nghĩa (SN 1991, quê Đắk Nông). Trước thời điểm đó, Nghĩa là sinh viên chuyên ngành thiết kế nội thất của Trường Cao đẳng Bách Việt (TPHCM).

Nhà đông anh em, cha mất sớm, thương mẹ tần tảo nuôi 5 anh em, Nghĩa tìm đủ nghề làm thêm sau những giờ rời giảng đường. Hôm ấy, đang trên đường đi lấy hoa về bán, chàng trai sinh năm 1991 bất ngờ gặp tai nạn giao thông phải vào Nhân dân Gia Định cấp cứu.

Người mẹ giúp con trai sống thực vật hồi phục diệu kì

Sau vụ tai nạn, Nghĩa bị chấn thương sọ não, gãy đốt sống cổ. (Ảnh: H.N)

Ở quê nhà, người mẹ già Lê Thị Thu Đông nhận tin báo con trai bị tai nạn qua người em chồng. Vì từng nhận tin chồng qua đời vì tai nạn giao thông vào năm 2004, nên mỗi lần nghe ai thông báo chuyện ngã xe, bà Đông lại bàng hoàng. Tuy vậy, người em chồng luôn miệng trấn an: "Nghĩa nó chỉ bị nhẹ thôi, không có gì phải lo lắng".

Bà Đông nghe vậy liền vội vã sắp xếp quần áo ra đón xe đi TPHCM. Ra bến xe, không hẹn mà gặp, rất đông anh em họ hàng cũng có mặt. Ai cũng đi TPHCM với lý do "mấy bữa tới rảnh nên đi lên thành phố chơi tiện coi Nghĩa ra sao".

Linh tính của người mẹ mách bảo bà Đông rằng, Nghĩa có lẽ đã gặp một vụ tai nạn nghiêm trọng. Đến bệnh viện, bà Đông rụng rời khi thấy con nằm bất động trong phòng hồi sức cấp cứu, đầu băng kín, trên người chằng chịt các loại máy móc, dây truyền…

Bà Đông vẫn nhớ như in lời bác sĩ nói. Bà kể: "Khi ấy, các bác sĩ bảo rằng Nghĩa bị chấn thương sọ não, gẫy đốt sống cổ. Các bác sĩ đã tiến hành các cuộc phẫu thuật cần thiết và đã cố gắng hết sức rồi nhưng khả năng Nghĩa chỉ sống nổi 3 - 4 ngày".

Chết lâm sàng 19 ngày, sống thực vật 6 tháng

Đêm đầu tiên ngồi ở hành lang, bà Đông gần như không chợp mắt. Thấy bác sĩ gọi một trong số những người cùng chờ vào bên trong đưa người thân về nhà lo hậu sự, bà Đông lại thấp thỏm, lo sợ người tiếp theo họ gọi sẽ là mình.

"Một ngày chỉ được vào thăm con 30 phút buổi sáng, 30 phút buổi chiều, còn lại tôi chỉ biết chờ đợi. Đêm đến vạ vật chỉ mong bác sĩ không gọi mình. Bởi bác sĩ gọi coi như là con mình có chuyện hoặc bị trả về rồi", bà Đông kể.

Ấy thế rồi ngày thứ 4, thứ 5, thứ 6 đi qua…. Nghĩa không tỉnh dậy nhưng cũng không ra đi như lời bác sĩ nói. Có điều con trai bà vẫn cứ nằm đó bất động, sự sống phụ thuộc hoàn toàn vào các loại máy móc.

Đến ngày thứ 29, Nghĩa cai được máy thở, bà Đông thấy le lói một tia hi vọng. Tuy nhiên, bác sĩ lại bảo rằng, do bị tổn thương não nghiêm trọng nên Nghĩa rơi vào trạng thái sống thực vật. Cơ thể vẫn còn duy trì được huyết áp, nhịp thở và các chức năng tim mạch nhưng khả năng nhận thức thì đã không còn. Bà Đông thấy tương lai sao quá mịt mờ. Nhưng bà tự động viên mình "chỉ cần con còn hơi thở".

Khoảng thời gian đó, Hữu Nghĩa được các bác sĩ cho nằm viện để điều trị các tổn thương ở đầu, cổ và phổi. 3 tháng trôi qua, các tổn thương đã tạm ổn định. Tuy nhiên, Nghĩa vẫn trong trạng thái sống thực vật, ý thức không phục hồi. Các bác sĩ đành gọi bà Đông đến khuyên nên đưa con về nhà.

Người mẹ giúp con trai sống thực vật hồi phục diệu kì

Bà Đông kiên trì áp dụng vật lý trị liệu cho con, bà tự động viên mình "chỉ cần con còn hơi thở". (Ảnh: H.N)

Khi bà hỏi về tương lai của con, hầu hết ai cũng bảo người sống thực vật thì không có nhiều hi vọng, họ cứ nằm vậy đến một ngày sẽ ra đi. Người thì vài năm, có người lâu thì cũng có thể hàng chục năm. Tỷ lệ những người não có thể phục hồi là rất thấp. Bà Đông đau đớn nghĩ, chẳng lẽ cuộc đời của con mình giờ đây chỉ là những ngày vô hồn nằm trên giường chờ chết.

Trước ngày ra viện, bà có gặp gỡ các bác sĩ điều trị cho con. Một vị bác sĩ trong số đó động viên bà rằng: "Con người có phúc có phần, có những người sống thực vật nửa năm rồi cũng tỉnh lại…". Câu nói của vị bác sĩ như một chiếc phao cứu sinh để bà Đông níu vào khi cảm thấy tuyệt vọng nhất.

Mong chờ tiếng con gọi "mẹ ơi"

Ra viện, bà Đông đưa con về phòng trọ, mua máy xay sinh tố về xay thức ăn rồi bơm cho con qua đường ống. Thi thoảng, hai mẹ con lại vào viện lấy thuốc và thăm khám xem bệnh tình của Nghĩa có tiến triển gì không.

Thời gian này, bà Đông luôn cố gắng suy nghĩ tích cực, bà tìm hiểu thêm các thông tin về cách chăm người sống thực vật và luôn nghĩ sẽ có ngày con mình nhận thức được trở lại. Bà kể cho Nghĩa nghe những câu chuyện gia đình, cho con nghe nhạc, xem tivi hoặc phim, không ngừng trò chuyện… để mong chờ một ngày con đáp lời mình hay nghe con gọi một tiếng "mẹ ơi".

Nỗ lực của người mẹ này cuối cùng cũng được đền đáp khi 6 tháng sau khi bị tai nạn, Nghĩa nhận thức được trở lại. Người đầu tiên mà Nghĩa nhận ra không ai khác chính là bà Đông.  

Khoảng thời gian sau đó, bà Đông nghĩ tới việc đưa con đi chữa trị để có thể đi lại được. Hai năm 2011-2012, Hữu Nghĩa bị liệt nửa người bên trái, nằm im trên giường, mọi hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ. Thi thoảng cần đi thăm khám thì gia đình cho Nghĩa ngồi lên xe lăn để di chuyển.

Năm 2013, bà Đông đưa con đi thăm khám để tìm phương án tập luyện thích hợp. Bà Đông cho con tập vật lý trị liệu nhưng không lắc được phần khớp háng của con. Đưa đi chụp phim thì bác sĩ phát hiện ra Nghĩa còn gẫy xương đùi, một di chứng của vụ tai nạn. Do không được xử lý ngay lúc đó nên tình trạng dường như đã trầm trọng thêm.

Bà Đông lại tất tả ngược xuôi vay mượn đưa con đi mổ. Chấn thương này đã khiến Nghĩa nhiều lần phải đến bệnh viện để thực hiện phẫu thuật ở phần háng, gân ngón chân…

Suốt nhiều năm, bà Đông không nhớ mình và con trai đã lui tới Bệnh viện Nhân dân Gia định, Viện Y dược học Dân tộc TPHCM, Bệnh viện Y học Cổ truyền TPHCM… bao nhiêu lần. Để tìm lại bước đi cho con, bà tuân theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ, áp dụng đủ mọi phương pháp điều trị Đông, Tây y kết hợp với vật lý trị liệu, diện chẩn…

Chia sẻ về kỳ tích giúp con có thể đi lại được, bà Đông kể: "Mới đầu Nghĩa được tập các bài tập về tay, chân. Tập đồng đều cả hai bên liệt và không liệt. Khi tay đã có cảm giác, có thể vịn vào người khác, vào bờ tường, bàn ghế… thì mới tập đến việc đứng dậy và tập tễnh  bước từng bước một. Năm 2020, Nghĩa vẫn phải men theo tường để đi nhưng dần dần qua luyện tập, giờ đây, con đã có thể đi lại trên địa hình bằng phẳng một cách khá thoải mái".

Khi thấy em gặp tai nạn, các con bà Đông cũng đỡ đần mẹ rất nhiều. Tuy nhiên, vì họ còn phải đi làm để lo kinh tế nên suốt hành trình nhiều năm đi chữa bệnh đa số chỉ có bà Đông đồng hành cùng Hữu Nghĩa.

Người mẹ giúp con trai sống thực vật hồi phục diệu kì

Người mẹ luôn đồng hành cùng con trên mọi chặng đường. (Ảnh: H.N)

Chăm con hết từ năm này qua tháng khác, nhiều khi phải đứng nhiều hơn ngồi, chạy đi chạy lại liên tục nên chân bà Đông phát bệnh. Bà Đông kể: "Giường bệnh mà bệnh nhân nặng nằm rất cao, có thêm thanh chắn nên tôi cứ phải đứng mới chăm sóc, lau rửa được cho con. Đứng nhiều như thế nên chân tôi bị giãn tĩnh mạch, bị khớp".

Không chỉ có thế, việc ăn uống thất thường với những bữa ăn triền miên mì gói, thiếu rau xanh đã khiến bà Đông bị đau dạ dày.

Từ ngày Nghĩa bị tai nạn, gia đình bà Đông rơi vào khánh kiệt. Mảnh đất vốn là nơi canh tác, sản xuất ở Đắk Nông cũng phải đem gán nợ. Vậy nên, việc chi tiêu thế nào, ăn uống gì đều được bà Đông tính toán chi li từng tí một.

Ăn nửa suất cơm, phục vụ 3-4 người bệnh cùng lúc

Để có thể tiết kiệm một cách tối đa, bà Đông thường đi xin cơm từ thiện. Cơm từ thiện thường phát vào buổi trưa. Bà Đông xin hai suất cho hai mẹ con. Bữa trưa cả hai chỉ dám ăn một suất, còn một suất để dành cho bữa tối.

Ngoài ra, "người bạn" đồng hành cùng bà suốt 7-8 năm chữa bệnh cho con là mì gói. Bà Đông cho hay: "Tôi nhớ có lần siêu thị chỉ còn 1.700 đồng một gói mỳ. Tôi mua liền 10 thùng mì vác về bệnh viện. Nhưng vì bệnh viện không cho để nhiều đồ cồng kềnh, tôi bèn gửi mỗi phòng hai hộp.

Thấy tôi ăn mỳ hoài, một bác sĩ thương tình hỏi thăm. Nhưng tôi bảo, chỉ 1.700 đồng một bữa ăn là quá hời. Lo cho cái dạ dày của tôi, bác sĩ mách tôi mì "lành mạnh". Cô ấy bảo tôi pha mì nhưng chỉ lấy phần sợi, đổ bỏ phần nước, sau đó lấy gói gia vị trộn vào ăn".

Để có tiền chữa trị cho con, bà Đông còn tranh thủ nhận chăm thêm người bệnh, xoa bóp chân tay, mua thức ăn giúp họ… "Bóp chân tay cho người bệnh cả một tuần tôi được trả 150.000-200.000 đồng. Chăm sóc người bệnh thì bình quân 50.000 đồng/người/ngày. Tôi nhận chăm thêm 2-3 người nữa, cộng thêm Nghĩa nữa là 4", người mẹ này nhớ lại.

Ăn uống thất thường nhưng sức làm việc, chăm sóc bệnh nhân của bà Đông bằng năm bằng mười người khác. Những y bác sĩ ở Bệnh viện Y học Cổ truyền TPHCM lúc nào cũng thấy bà thoăn thoắt. Nhiều người nhà đi chăm bệnh còn gọi bà là bà mẹ "siêu nhân" vì sự bền bỉ, chịu khó và nhẫn nại của bà.

Người mẹ giúp con trai sống thực vật hồi phục diệu kì

Tình yêu của người mẹ đã giúp cậu con trai vượt qua cửa tử một cách kỳ diệu. (Ảnh: H.N)

Nhớ lại những ngày tháng gian nan, nhiều lúc chỉ biết nuốt nước mắt vào trong ấy, bà Đông vẫn chưa thôi ám ảnh. May mắn là sau bao nỗ lực, bà Đông như đã sinh ra Nghĩa một lần nữa.

Từ một chàng trai sống thực vật, sự sống mong manh, Hữu Nghĩa giờ đây đã có thể đi lại được. Ngày ngày dù đôi mắt nhìn còn khó khăn (do ảnh hưởng của vụ tai nạn), Nghĩa vẫn cố gắng đọc sách, học hỏi các kiến thức hữu ích trên mạng.

Đặc biệt, thời gian gần đây qua giới thiệu của một người bạn, Nghĩa còn tham gia bán hàng online các sản phẩm làm từ thảo mộc, sản phẩm cà phê đặc sản của vùng đất Đắk Nông. Chàng trai 9X mong muốn, bản thân sẽ ngày một khỏe mạnh, sống có ích để trở thành chỗ dựa cho người mẹ đã bao năm vất vả vì mình.

https://hoanhap.vn/chi-tiet/chi-can-con-con-song-nguoi-me-da-giup-con-trai-song-thuc-vat-hoi-phuc-dieu-ki1655362342.html

Nguồn: Theo tạp chí điện tử Hòa nhập
Cùng chuyên mục
Du khách lặn lội gần 2.000 km đến Tây Ninh vì điều gì?

Du khách lặn lội gần 2.000 km đến Tây Ninh vì điều gì?

09-06-2023 08:07

Chuyên trang du lịch Vietnam Nomad giới thiệu '10 viên ngọc ẩn' tuyệt đẹp của du lịch Việt, trong đó Tây Ninh nổi lên như là một điểm đến phải ghé thăm trong năm 2023. 2,5 triệu lượt khách đã đến Tây Ninh, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023, Tây Ninh đang trên hành trình trở thành tâm điểm du lịch số 1 Nam bộ.

Nổi bật trang chủ
Quy hoạch Đô thị thông minh, tòa nhà thông minh - Giải pháp ứng phó với El Nino
09/06/2023

'Hiểu và Tôn trọng thiên nhiên, mình bảo vệ thiên nhiên và thiên nhiên bảo vệ mình trong mối tương tác hài hòa' là triết lý phát triển thông minh trước những thách thức ngày càng khốc liệt của biến đổi khí hậu, KTS. Lê Anh Tuấn - Chuyên gia trưởng Hội đồng khoa học Văn Phú – Invest chia sẻ.

Đọc thêm
Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

03/06/2023

Bộ Công Thương tổ chức buổi gặp mặt với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều, nhãn trong bối cảnh nhiều địa phương phía Bắc đang vào vụ thu hoạch vải.

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

03/06/2023

Năm 2023, các trường hợp tham gia BHXH được hưởng lương hưu khi có đủ 2 điều kiện là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam, đủ 56 tuổi đối với nữ.

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

03/06/2023

Chính thức được đồng sở hữu bởi Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Krungsri, SHBFinance đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ nằm trong Top 4 công ty tài chính tiêu dùng hoạt động an toàn hiệu quả nhất Việt Nam, phục vụ thêm 1 triệu khách hàng hạnh phúc.

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

03/06/2023

Lúa gạo vốn dĩ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt. Bao nhiêu thế kỷ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt.

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

03/06/2023

Lễ hội trái cây Nam bộ - Suoi Tien Farm Festival 2023 chính thức khai mạc. Lễ hội diễn ra xuyên suốt từ hôm nay đến hết 31/8 với hàng loạt các chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực...

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

01/06/2023

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm, không tổ chức dạy trước chương trình, ôn tập, luyện thi, kiểm tra, khảo sát để xếp lớp năm học 2023-2024.

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

01/06/2023

BHXH Việt Nam vừa trình Hội đồng quản lý BHXH đề xuất cơ quan có thẩm quyền tiếp tục có chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch COVID-19 và người lao động tại các đơn vị này từ quỹ BHXH, quỹ BHTN, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

01/06/2023

Chiều nay, hàng xóm sang bảo nhà tôi là họ đang đo đạc để cấp lại sổ đỏ. Họ mới lấn được 1 ít ao và giờ đang làm nhà trên đó nên muốn thêm phần này vào sổ đỏ mới. Phần lấn chiếm nằm giáp ranh nhà tôi nên họ muốn nhà tôi ký xác nhận cho họ.

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

31/05/2023

Chuyên tâm kiến tạo giá trị sống cho cộng đồng, lấy con người làm trung tâm kết hợp với sự thấu hiểu...

0.18199 sec| 1919.984 kb