Theo đó, sáng 21/11 anh Công ở xã Văn Phú (huyện Thường Tín) tới thăm anh Chung, một vận động viên khuyết tật môn bơi ở số nhà 20, ngõ Thống Nhất, đường Đại La (quận Hai Bà Trưng). Tại đây, anh bắt gặp 2 người lạ trong nhà từ trong nhà anh Chung đi ra. Hỏi ra mới biết rằng, họ là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn và nay không có việc làm nên anh Chung đã cưu mang họ.
Đến nay, mặc dù đã tìm được công việc, nhưng anh Chung vẫn vui vẻ để họ ở cùng và làm bạn. Điều đáng nói là anh Chung vì gặp tai nạn năm 18 tuổi đã phải cưa mất đôi chân của mình. Căn nhà mà anh đang sống chỉ là phòng trọ, cuộc sống hằng ngày chỉ nhờ vào việc làm xà phòng thảo dược và bán rau.
Dù tàn phế nhưng bằng nghị lực của mình, anh Chung đã cố gắng tập luyện bơi lội, lao động để không trở thành gánh nặng của gia đình. Không chỉ giúp mình mà anh còn giúp đời, thường xuyên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, lan tỏa việc làm tốt đến cộng đồng.
Tương tự anh Chung, việc làm và nghị lực của chị Nguyễn Thị Thanh Thu, ở phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) cũng thật đáng khâm phục. Chị vốn bị teo chân từ nhỏ, việc đi lại chỉ phụ thuộc vào xe lăn. Song, với bản tính siêng năng, chịu khó chị Thu đâ mở ra tiệm bánh mì mang tên mình và rất thành công.
Chị Thu dù tàn tật nhưng có nghị lực phi thường và tích cực tham gia hoạt động thiện nguyên (Ảnh: VOV)
Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Nguyễn Thị Thanh Thu còn tích cực tham gia hoạt động nhân đạo, tình nghĩa, ủng họ quỹ khuyến học tại địa phương. Mỗi dịp Tết đến, chị Thu hỗ trợ hàng trăm phần quà và tiền mặt giúp học sinh nghèo và những hoàn cảnh neo đơn. Với những người lao động, chị Thu luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp mọi người có thu nhập ổn định. Sự giúp đỡ chân tình bằng cả trái tim chị Thu, đến nay, nhiều người khuyết tật đã vượt qua mặc cảm vươn lên trong cuộc sống.
Cựu chiến binh- Chủ tịch Hội người khuyết tật tỉnh Nghệ An (Ảnh: Dân trí)
Hay như vị cựu chiến binh Thái Khắc Hoàng (SN 1940, quê Đô Lương, Nghệ An), tuổi trẻ từng cống hiến xương máu để bảo vệ Tổ quôc, về quê là một thầy giáo tận tình với bao thế hệ học sinh.
Dù mất một cánh tay, nhưng trong hoạt động nào, người lính cụ Hồ cũng hăng hái tham gia. Với cương vị Chủ tịch Hội Người khuyết tật tỉnh Nghệ An, cùng với các đồng sự của mình vận dụng các mối quan hệ, trực tiếp vận động, xin các dự án hỗ trợ về cho các hội viên. Hội Người khuyết tật tỉnh Nghệ An đã kêu gọi được nhiều dự án hỗ trợ người khuyết tật cũng như phát triển tổ chức hội.
https://hoanhap.vn/chi-tiet/song-nhu-nhung-doa-hoa-no-giua-doi-thuong1638842294.html