Theo đó, anh Nguyễn Huy Việt- Chủ tịch Hội người mù huyện Hoài Đức, người đã sống trong bóng tối hơn 30 năm, kể từ năm 6 tuổi. Anh Việt cho hay, năm 1988 anh gặp tai nạn do nổ kíp mìn và từ đó tôi bị hỏng một mắt. Dần dà đôi mắt anh mờ dần và không thể nhìn thấy gì vĩnh viễn.
Sau khi mất đi đôi mắt, anh Việt sớm phải thích nghi với bóng tối và năm 1991, anh theo học các trường dành cho người khiếm thị. Tốt nghiệp cấp 3, anh Việt quyết định đi học đại học. Theo học tại khoa báo chí của trường nhân văn, do giáo trình chữ nổi không có, nên việc tiếp cận tài liệu đối với anh rất khó khăn. Mya mắn anh được cô Bùi Thị Hải Yến, giảng viên Khoa Du lịch vận động bạn bè tặng cho mỗi người một chiếc máy tính.
Vợ đạp xe, kéo chồng tập chạy
Sau đó, anh Việt đi xin tài liệu file mềm, nhờ bạn bè đánh lại ghi vào đĩa mềm. Đủ bộ giáo trình, các anh nhờ ghi âm, nghe lại để học. Sau khi tốt nghiệp, anh cũng viết nhiều bài báo cho hội và tham gia tổ chức của Hội Người mù. Năm 2009, anh Việt trở về địa phương và được anh em trong hội tin tưởng, bầu làm Chủ tịch hội.
Kể về cơ duyên đến với chạy bộ, anh Việt cho biết đâ biết đến chương trình "Chạy với tôi 2017”, họ được kết nối với nhau bằng một dải ruy băng vàng, bằng một cái nắm tay để hoàn thành đường chạy dài gần 4km. Anh cũng đến đó tham gia chạy thử, sau đó được anh Đặng Thế Lâm, người tham gia tổ chức chương trình động viên, anh Việt quyết định đặt cho mình mục tiêu cao hơn, đó là hoàn thành một cuộc thi marathon với cự ly 42km.
Anh còn đăng ký giải chạy Hà Giang Marathon 2018
Cách ngày giải chạy Hạ Long Marathon bắt đầu gần 2 tháng, anh Việt lao vào luyện tập với tất cả cố gắng. Bằng sự ủng hộ và giúp đỡ của vợ, mỗi buổi sáng từ 4h30, hai người lại lục đục gọi nhau dậy để chạy. Chị đi xe đạp trước, anh buộc dây vào xe chạy theo sau. Khi mệt thì lại gọi chị đạp xe chậm lại và đến lúc hết sức thì lại dừng nghỉ. Xong buổi chạy, hai vợ chồng về nhà chuẩn bị cho cô con gái đi học và tiếp tục một ngày dài làm việc cho tới tận 6 giờ tối.
Do tập luyện quá gấp để tham gia giải, anh Việt bị chấn thương nhiều lần nhưng không dám than vãn. Thuyết phục mãi, vợ anh mới đồng ý cho anh tham gia giải chạy. Gần đến ngày bắt đầu, do cơ thể chưa hồi phục nên anh Việt xin giảm cự ly từ 42km xuống còn 21km.
Hình ảnh người đàn ông khiếm thị chạy với đôi giày bata mỏng quẹt, bên cạnh tiếng reo hò, cổ vũ của các cổ động viên đã lấy đi bao nhiêu nước mắt của những người theo dõi khi đó. Kết quả, anh Việt đã trở thành người khiếm thị đầu tiên của Việt Nam hoàn thành được cự ly chạy này.
Người vợ đứng sau thành công của người chồng khiếm thị
Vừa qua, xuất hiện trên chương trình Trạm yêu thương – Ánh sáng nơi trái tim, anh Việt đã chia sẻ những điều thú vị về cuộc sống cũng như tùnh yêu của vợ chồng mình. Dịch bệnh COVID-19 ập đến khiến cơ sở kinh doanh của anh Việt phải đóng cửa. Công việc hàng ngày của anh xoay quanh việc dạy học cho con. Những câu chuyện về tình yêu của hai vợ chồng qua lời kể của bạn bè hay một buổi dạy con học ngoại ngữ của anh Việt được tái hiện chân thực và sâu sắc qua những phóng sự đan xen trong chương trình. Đáng chú ý, anh Việt còn thể hiện khả năng ca hát bằng chính ca khúc mà anh đã dùng để "cưa đổ" vợ thời còn trẻ.