Theo đó, tại công văn số 2048/UBND-KT nêu rõ, thực hiện kiến nghị của Bộ NN&PTNT về việc ngăn chặn, xử lý tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều ở bãi sông trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với các sở: NN&PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng khẩn trương kiểm tra, rà soát toàn bộ khu vực bãi sông, bãi nổi trên địa bàn, kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật; tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm, nhất là vụ việc vi phạm nghiêm trọng, nổi cộm, kéo dài.
UBND thành phố cũng giao Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, tổ chức quản lý chặt chẽ hành lang bảo vệ đê điều, đất bãi sông, bãi nổi theo đúng quy định của pháp luật về đê điều; chịu trách nhiệm trước UBND thành phố để các vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều tồn tại kéo dài hoặc để xảy ra những vụ việc vi phạm mới trên địa bàn không bị xử lý kịp thời, kiên quyết, dứt điểm, đúng quy định của pháp luật.
Như đã thông tin trong bài viết “Hà Nội: Cần sớm xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm hành lang thoát lũ”. Theo phản ánh từ bạn đọc về tình trạng lấn chiếm nghiêm trọng không gian, chỉ giới thoát lũ của một số công trình.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Luật sư Hoàng Văn Đạo – Hội Luật gia Việt Nam được biết, theo quy định tại Luật Đê điều 2006 khoản 5, Điều 7 quy định không cho phép xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt. “Cần phải làm rõ dấu hiệu bao che từ chính quyền cơ sở đối với những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều” – Luật sư Đạo nói.
>>> Hà Nội: Cần sớm xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm hành lang thoát lũ
>>> Hà Nội: Cần làm rõ dấu hiệu trục lợi kinh tế trong việc sử dụng đất san lấp trái phép tại Ba Vì
>>> 7 dự án chưa đủ điều kiện mở bán tại Ninh Thuận