Dây chuyển sản xuất gỗ ứng dụng công nghệ tại Công ty TNHH Scansia Pacific Đồng Nai
Việt Nam cũng đã vươn lên trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới về gia công đồ gỗ xuất khẩu và đứng thứ 2 ở châu Á, sau Trung Quốc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia năng lực quản trị của ngành gỗ còn thấp, nhất là ứng dụng công nghệ còn hạn chế.
Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19 hành vi người tiêu dùng thay đổi đã đặt ra thách thức buộc các doanh nghiệp phải đổi mới cải tiến từ thiết kế, sản xuất đến thương mại… Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức rất rõ số hoá là yếu tố then chốt nhưng chuyển đổi số vẫn là câu chuyện dài với nhiều khó khăn cho ngành gỗ.
Là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số, ông Nguyễn Hoài Bảo, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Scansia Pacific, cho biết sản xuất gỗ có không ít thử thách về công nghệ, nguyên vật liệu, đòi hỏi sự kiểm soát đồng bộ hóa cao. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp kiểm soát sự đồng bộ nhanh chóng, chính xác nhất, đồng thời kiểm soát chi phí, tăng hiệu xuất lao động, tăng giá trị thương hiệu, doanh thu và trải nghiệp khách hàng.
Nhưng không có một giải pháp chuyển đổi số tối ưu cho tất cả các doanh nghiệp, mà phải dựa vào quy trình sản xuất, quản trị của từng doanh nghiệp. Nhưng thách thức là chi phí ban đầu lớn, năng lực của đội ngũ nhân sự hạn chế, cộng với thị trường tư vấn chuyển đổi số chưa có nhiều đối tác chuyên nghiệp, am hiểu thị trường gỗ.
Với doanh nghiệp lớn đã khó, việc chuyển đổi số với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp thuộc các làng nghề truyền thống lại càng khó hơn. Theo ông Vũ Quốc Vương – Chủ tịch Hội Gỗ Mỹ Nghệ Đồng Kỵ ứng dụng chuyển đổi số là một thách thức, các ông chủ doanh nghiệp tại Làng nghề có năng lực sản xuất, có khát vọng thay đổi nhưng hiểu biết về công nghệ hạn chế, điều đó có nghĩa phụ thuộc vào nhân lực có trình độ, hơn nữa hầu hết người lao động chưa quen với cách làm.
Ngay cả khái niệm chuyển đổi số vẫn còn là quá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp, bởi thế dù đồng thuận cao về việc ứng dụng chuyển đổi số sẽ giúp cho các doanh nghiệp, xưởng sản xuất tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh hơn, nâng cao hiệu quả kinh doanh và đặc biệt gỡ được vướng mắc trong truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp nhưng việc chuyển đổi số tại Hội Gỗ Mỹ Nghệ Đồng Kỵ vẫn còn nhiều trở ngại, nhất là nguồn gỗ cũ tồn đọng.
Đó là chưa kể những rào cản trong việc vay vốn để tiếp cận công nghệ, hay sự hỗ trợ trong chuyển giao ứng dụng tiên tiến vào sản xuất mới chỉ dừng lại ở số ít mô hình thí điểm.
Theo các chuyên gia, câu chuyện nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành gỗ tìm cách chuyển đổi số nhưng vẫn lúng túng đã không còn là mới mẻ và và bài toán truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp tuy có cách giải nhưng vẫn chỉ là trên lý thuyết, ngành chế biến gỗ vẫn cứ đối diện với những thu thiệt trên sân chơi hội nhập quốc tế.
https://thuonggiathitruong.vn/kho-khan-chuyen-doi-so-nganh-go/