Dự kiến Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 31% trong giai đoạn 2022 – 2025
Báo cáo cũng chỉ ra Việt Nam là quốc gia còn nhiều tiềm tăng tăng trường dài hạn về Kinh tế số. Tần suất một người Việt Nam tiêu thụ nội dung số cũng thấp hơn mức trung bình của khu vực.
Báo cáo phân tích các xu hướng trong 5 lĩnh vực chính, gồm: thương mại điện tử; truyền thông trực tuyến; vận chuyển, thực phẩm và dịch vụ tài chính số. Trong đó, Nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD. Với mức tăng trưởng 31% trong giai đoạn 2022-2025, hãng này dự báo, nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt mức khoảng 49 tỷ USD vào năm 2025 và đạt mốc kỷ lục từ 120-200 tỷ USD vào năm 2030.
Trong 6 nước khảo sát, Indonesia là nước đang dẫn đầu về phát triển kinh tế số có mức tăng 22% so với năm 2021 (đạt 77 tỷ USD). Các quốc gia khác như Malaysia tăng 13% (đạt 21 tỷ USD); Philippines tăng 22% (đạt 20 tỷ USD); Singapore tăng 22% (đạt 18 tỷ USD); Thái Lan tăng 17% (đạt 35 tỷ USD) trong năm 2022.
Trong số 23 tỷ USD kinh tế số Việt Nam trong năm 2022, lĩnh vực thương mại điện tử có đóng góp lớn nhất, các lĩnh vực khác như du lịch trực tuyến, vận tải và thực phẩm, dịch vụ nghe nhìn mặc dù còn chiếm tỷ trọng đóng góp còn khiêm tốn trong nền kinh tế số nhưng cũng có tốc độ tăng trưởng khá mạnh trong năm 2022.
Sau đại dịch, Việt Nam là một trong những quốc gia khôi phục các hoạt động “bình thường mới” một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, một số thói quen và xu hướng tiêu dùng được hình thành và thúc đẩy trong đại dịch vẫn được duy trì và tiếp tục phát triển. Thương mại điện tử trở thành đầu tàu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam và có 90% người tiêu dùng kỹ thuật số dự định duy trì hay thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử trong 12 tháng tới. Trung bình cứ 10 người Việt có 8 người tiêu dùng số. Phần lớn người tiêu dùng tập trung vào các dịch vụ “Giao đồ ăn” (60%) và “Mua hàng tạp hóa trực tuyến” (54%).
Mức tăng trưởng cao nhất thuộc về lĩnh vực Thương mại điện tử
Các chuyên gia nghiên cứu cũng chỉ ra, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á trong thị trường tăng trưởng dài hạn của các quỹ đầu tư mạo hiểm với 83% quỹ đầu tư mạo hiểm kỳ vọng hoạt động thương vụ tại Việt Nam tăng trưởng trong dài hạn.
Tổng vốn đầu tư vào ngành thương mại điện tử nửa đầu năm 2022 đạt khoảng 230 triệu USD, trở thành ngành yêu thích của các nhà đầu tư, tiếp theo đó là dịch vụ truyền thông trực tuyến với 190 triệu USD.
Với mức tăng trưởng 15% về các giá trị thương vụ từ nửa đầu năm 2021 đến nửa đầu năm 2022, nguồn vốn công nghệ vẫn được duy trì mạnh mẽ và Đông Nam Á tiếp tục là điểm nóng thu hút các khoản đầu tư công nghệ, bất chấp việc các nhà đầu tư đang trở nên thận trọng hơn.
Tại các thị trường tư nhân, các nhà đầu tư mạo hiểm vẫn dự trữ 15 tỷ USD để duy trì các thương vụ trong khu vực. Tuy nhiên, các khoản đầu tư giai đoạn đầu đang phát triển mạnh trong khi giai đoạn cuối có xu hướng giảm do ảnh hưởng bởi các triển vọng xấu trong hoạt động IPO.
Hoạt động thanh toán chiếm thị phần đáng kể trong các thương vụ về dịch vụ tài chính kỹ thuật số. Hơn 80% nhà đầu tư mạo hiểm tham gia khảo sát dự tính sẽ tập trung vào các dịch vụ y tế trực tuyến (healthtech), mô hình phân phối dịch vụ phần mềm và Web 3.0, trong khi giáo dục trực tuyến (edtech) hạ nhiệt sau đại dịch.
https://thuonggiathitruong.vn/nen-kinh-te-so-viet-nam-con-nhieu-tiem-nang-tang-truong-dai-han/