DN có doanh thu thuần lớn nhất thị trường chứng khoán năm 2022 là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - Mã: PLX) với 304.080 tỷ đồng, tăng 80% so với 2021 và là mức cao chưa từng thấy trong lịch sử tập đoàn này.
Nhà máy xử lý khí Dinh Cố.
Đứng số 2 trong bảng xếp hạng doanh thu là Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) - đơn vị vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Năm qua, Lọc hóa dầu Bình Sơn đem về hơn 167.000 tỷ đồng, tăng 65% so với doanh thu năm 2021 và là kỷ lục của công ty này.
Ngoài Petrolimex và Lọc hóa dầu Bình Sơn, “Câu lạc bộ 100 ngàn tỷ” của 2022 còn có hai đại diện khác trong lĩnh vực dầu khí là Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL - Mã: OIL) và Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS - Mã: GAS).
Lũy kế năm 2022, PV GAS đạt doanh thu 100,7 nghìn tỷ đồng - tăng 28% so với năm 2021; lợi nhuận sau thuế hơn 15 nghìn tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2021. Với kết quả này, 2022 là năm có PV GAS lập kỷ lục doanh thu lợi nhuận cao nhất kể từ khi thành lập.
Chi nhánh CNG Phú Mỹ - BR-VT.
Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của PV GAS là 82.806 tỷ đồng, tăng 9% so với hồi đầu năm; vốn chủ sở hữu là 61.317 tỷ, trong đó quỹ đầu tư phát triển là 21.063 tỷ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 19.243 tỷ.
Trên thị trường chứng khoán, GAS là một trong số ít những mã cổ phiếu giữ giá ổn định ở mức cao, bất chấp những biến động điều chỉnh giảm giá mạnh của thị trường trong năm vừa qua. Đến tháng 2/2022, GAS vẫn giữ mức trên 100.000 đồng/cổ phiếu; tính chung trong một năm qua, GAS có mức giá ổn định, tăng nhẹ khoảng 1%.
PV GAS tích cực hợp tác để phát triển ngành công nghiệp Khí.
Như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 7 DN có doanh thu vượt mốc 100 ngàn tỉ đồng trong năm 2022, trong đó ngành dầu khí góp 4 đại diện, 3 tập đoàn khác là: Thế Giới Di Động, Hòa Phát và Vingroup.