Từ đó lựa chọn ra các doanh nghiệp có vị thế dẫn đầu trong ngành, với các sản phẩm có chất lượng hàng đầu, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, có uy tín trên thị trường để đại diện cho Thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.
Dù trải quả hai năm đầy biến động với ảnh hưởng suy thoái nặng nề từ dịch bệnh Covid – 19 đầy phức tạp và căng thẳng địa chính trị khó lường vẫn có tới trên 1.000 doanh nghiệp đa lĩnh vực đăng ký tham gia kỳ xét chọn THQG lần thứ 8.
Tuy nhiên chỉ có 172 doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm được Bộ trưởng Bộ Công thương – Chủ tịch Hội đồng THQG Viêt Nam công nhận trong Quyết định số 1977/QĐ-BCT đạt tiêu chuẩn Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Tăng 48 doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG so với năm 2020.
Sau 9 tháng thẩm định từ các chuyên gia của Chương trình và từ các tổ chức chuyên ngành độc lập, các doanh nghiệp tham gia đều được đánh giá về khả năng nhận biết thương hiệu, được đánh giá sức khỏe tài chính và xếp hạng tín dụng.
Không chỉ vậy, mọi hồ sơ sơ doanh nghiệp đều được thông qua ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành về việc chấp hành pháp luật với cấc vấn đề liên quan tới thuế, hải quan, môi trường, lao động và bảo hiểm.
Bởi Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.
Các sản phẩm đạt THQG Việt nam sẽ trở thành sản phẩm đại diện cho mục tiêu quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia với uy tín về hàng hóa và dịch vụ đa dạng, đạt chất lượng cao.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng bảo trợ về chất lượng sản phẩm, uy tín trong kinh doanh, từ đó tạo chỗ đứng vững vàng, giúp phát triển thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.
Hướng tới cùng chia sẻ và theo duổi giá trì trong giai đoạn hội nhập hiện nay là Chất lượng – Đổi mới, sáng tạo – Năng lực tiên phong, Chương trình hướng tới đạt trên 1000 sản phẩm được gắn biểu trưng Thương hiệu quốc gia với tựa đề Giá trị Việt Nam (Vietnam Value) cho tới năm 2030.
Tạo ra nhận thức về vai trò của thương hiệu trong sản xuất, kinh doanh và đầu tư cho tối đa 90% số doanh nghiệp trên cả nước. Để từ đó gia tăng số doanh nghiệp được xếp hạng trong danh sách đoanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới ít nhất 10% mỗi năm.