Tiếp tục đổi mới, khơi thông nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước

Tiếp tục đổi mới, khơi thông nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước
Kinh tế Nhà nước với nhiều hình thức đa dạng, như doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nắm giữ 100% vốn điều lệ; doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước… là thành phần kinh tế quan trọng giữ vai trò dẫn dắt cùng với các thành phần khác trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Đóng góp của DNNN trong nền kinh tế

Đến đầu năm 2021, Việt Nam còn khoảng 500 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và hơn 300 doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước.

Hiện nay, nếu loại trừ các doanh nghiệp quốc phòng, và nông lâm nghiệp thì chỉ còn 94 DNNN quy mô lớn, gồm 9 tập đoàn kinh tế; 67 tổng công ty nhà nước; 18 công ty hoạt động theo mô hình nhóm công ty mẹ - công ty con. Tuy chỉ chiếm hơn 10% về số lượng DNNN nhưng khối DNNN quy mô lớn lại nắm giữ khoảng 90% tổng tài sản, 88% tổng doanh thu và 86% lợi nhuận trước thuế của toàn bộ DNNN cả nước.

Những số liệu về DNNN trong giai đoạn 2016 – 2020 đáng chú ý như:

(1) mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nền kinh tế nhưng DNNN hiện nắm giữ nhiều nguồn lực vật chất lớn quan trọng cho phát triển kinh tế - (tài nguyên thiên nhiên, viễn thông, năng lượng…);

(2) DNNN có thị phần đủ lớn để có vai trò thúc đẩy nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chi phối lớn trong ngành viễn thông và công nghệ thông tin, phục vụ nhu cầu vận tải hàng không ngày càng gia tăng, cung cấp nguyên vật liệu sản xuất đầu vào cho nền kinh tế..;

(3) DNNN có vai trò lớn trong sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

(4) DNNN có hiệu quả sản xuất - kinh doanh và đóng góp đối với ngân sách nhà nước (NSNN) cao hơn so với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác (xét về đóng góp cho NSNN, tuy chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,07%) nhưng DNNN đóng góp 28% tổng số thuế và các khoản phải nộp NSNN. Số thuế và các khoản phải nộp bình quân của DNNN là 576 tỷ đồng, gấp 2 lần doanh nghiệp có vốn nhà nước, 43 lần doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 14 lần doanh nghiệp dân doanh. Còn xét về hiệu quả sản xuất - kinh doanh, doanh thu khối doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đạt 1.552.397 tỷ đồng, tăng 18% với năm 2016, tốc độ tăng trưởng trung bình cả giai đoạn 2016 - 2020 là 3%; lợi nhuận trước thuế đạt 122.347 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2016. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân cả giai đoạn 2016 - 2020 là 10,46%; tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản bình quân cả giai đoạn 2016 - 2020 là 4,87%, cao hơn khối doanh nghiệp ngoài nhà nước 1,26%. Xét về hiệu quả sử dụng lao động, các DNNN thu hút khoảng 0,7 triệu lao động, trong đó có khoảng 0,43 triệu lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, chiếm 7,3% lao động của toàn khu vực doanh nghiệp. Các DNNN đang chiếm thị phần rất lớn trong một số lĩnh vực, như: năng lượng, viễn thông, tài chính ngân hàng… đóng góp hơn 29% GDP của đất nước;

(5) nhiều DNNN đã xây dựng được các thương hiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có uy tín, có ảnh hưởng lớn trong khu vực và quốc tế về nhiều lĩnh vực, như: dịch vụ viễn thông (Viettel, Mobifone), dịch vụ vận tải (Vietnam Airline), cảng biển và logistic (Saigonnewport)…

                                              Tiếp tục đổi mới, khơi thông nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước

   Nhà máy Mỹ An - An Giang. Ảnh Trọng Triết(Ảnh 1)

Vai trò của DNNN trong thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

Trong 35 năm đổi mới đất nước, DNNN đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện dự án đầu tư lớn, phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội.

Về hoạt động đầu tư: các DNNN trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn then chốt, quan trọng của nền kinh tế đã giúp giảm bớt gánh nặng từ NSNN trong thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước, góp phần thực hiện tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Nguồn vốn đầu tư của khối DNNN đã đóng góp đáng kể trong tổng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước vào phát triển kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư của DNNN chiếm 24,6% so với tổng vốn đầu tư của Nhà nước và chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2016 - 2020.

Về hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng: DNNN, đặc biệt các tập đoàn, tổng công ty đã thực hiện các dự án đầu tư có vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ cho phát triển kinh tế - xã hội, trước hết là hạ tầng giao thông, nông nghiệp, nông thôn, năng lượng, viễn thông… Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dù còn nhiều khó khăn về nguồn lực, song các tập đoàn, tổng công ty đã tích cực triển khai các dự án đầu tư theo kế hoạch, nhiều dự án đầu tư trọng điểm, có tính kết nối, lan tỏa tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, như: Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng; Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng, Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I; khởi công Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1…

Triển khai thực hiện các dự án đầu tư của DNNN góp phần thực hiện tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện ba đột phá chiến lược gồm: (1) về xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển; (2) về phát triển nguồn nhân lực; (3) xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Những vấn đề đặt ra và giải pháp

Ngoài những kết quả tích cực đã đạt được, việc thực hiện vai trò của DNNN trong thời gian qua còn một số vấn đề, như:

Thứ nhất, DNNN quy mô lớn nhưng chưa thể hiện rõ vai trò nổi bật trong việc dẫn dắt, tạo động lực, mở đường hướng dẫn, thúc đẩy các thành phần khác phát triển, thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị gia tăng. Việc tham gia bảo đảm cân đối, ổn định nền kinh tế vĩ mô chưa rõ. Qua phân tích, đánh giá, hầu hết các tập đoàn kinh tế, tổng công ty thường hoạt động hiệu quả ở các ngành, lĩnh vực có lợi thế tự nhiên (khai thác khoáng sản, dầu khí) hoặc thống lĩnh thị trường do lịch sử để lại (viễn thông, tài chính, tín dụng) hoặc có rào cản gia nhập ngành tự nhiên. Do đó, các doanh nghiệp đó có xu hướng khai thác lợi thế này ở thị trường trong nước mà chưa chú trọng và cũng chưa có áp lực đủ lớn để buộc các DNNN cạnh tranh quốc tế.

Thứ hai, hiệu quả của DNNN nói chung và DNNN quy mô lớn nói riêng chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. hoạt động của DNNN quy mô lớn đạt được chủ yếu dựa trên nguồn lực sẵn có (lĩnh vực, vốn, thị trường…), có lịch sử hoạt động lâu đời và uy tín trên thị trường. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của DNNN còn thấp hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh (một số DNNN có quy mô lớn có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp, nợ nần thua lỗ, thất thoát lớn). 

Thứ ba, khả năng cạnh tranh, đặc biệt cạnh tranh quốc tế của DNNN đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa đạt kết quả rõ nét. Vấn đề này làm hạn chế động lực và kỷ luật cho các doanh nghiệp trong việc đạt được tiêu chuẩn chất lượng cao hơn và liên tục đổi mới sản phẩm và quy trình sản xuất.

Theo tổng hợp số liệu thống kê, trong lĩnh vực trọng yếu như thương mại với số thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất – nhập khẩu chiếm 13,81% tổng thu NSNN thì trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 9,36%, còn DNNN và doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước đều chiếm khoảng 2,2%. Như vậy, nếu sử dụng xuất khẩu là tiêu chí, thước đo để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì có thể thấy khả năng cạnh tranh và vươn ra thị trường quốc tế của DNNN có quy mô lớn còn hạn chế.

Thứ tư, năng lực cạnh tranh và đổi mới sáng tạo của các DNNN quy mô lớn tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế. Các chỉ tiêu, kế hoạch còn mang tính hành chính, hình thức, chưa sát với thực tế, công tác đổi mới quản trị doanh nghiệp trong điều hành sản xuất kinh doanh còn chậm, chưa theo kịp với yêu cầu biến động của thị trường, chưa thực sự theo cơ chế thị trường.

Việc thiếu kỷ luật tài chính, kỷ luật thị trường đang là rào cản để các DNNN nói chung và tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nói riêng đáp ứng chuẩn mực quản trị hiện đại. Công tác quản lý đầu tư, quản lý tài chính, quản lý rủi ro, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, thất thoát còn lỏng lẻo; chi phí sản xuất kinh doanh còn lớn.

Thứ năm, vai trò của DNNN trong các ngành công nghệ cao, các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa còn mờ nhạt, tham gia hội nhập và cạnh tranh quốc tế còn hạn chế.

Mức độ cạnh tranh ngày càng tăng trên thế giới đòi hỏi việc phát triển năng lực công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, năng lực đổi mới sáng tạo trở nên cấp thiết để DNNN tăng năng lực cạnh tranh, tạo ra giá trị gia tăng và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên tác giả đề xuất một số giải pháp, như sau:

Một là, cần điều chỉnh các quy định pháp luật hiện hành (Luật số 69/2014/QH13 và Nghị định hướng dẫn) theo hướng giao quyền tự chủ về các nội dung liên quan đến quản trị và đầu tư của doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các nội dung như:

- Thực hiện đánh giá tổng thể các dự án đầu tư/hoạt động cụ thể để xác định mức độ bảo toàn và phát triển vốn nhà nước mà không đánh giá dựa trên các khoản mục, dự án đầu tư riêng lẻ. Nội dung này cần được quy định rõ để bảo đảm tính nhất quán khi đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (khi xem xét, đánh giá các tiêu chí về đầu tư của doanh nghiệp) cũng như khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp. Đồng thời, cần tách mục tiêu chính trị và mục tiêu thị trường và có phương pháp đánh giá riêng cho từng mục tiêu này.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật (không quá 1 lần/năm); kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm phát luật.

- Nhà nước định kỳ thực hiện vai trò quản lý, giám sát, đánh giá (theo quý, 6 tháng, năm) theo các phương thức: (1) Nghiên cứu, lựa chọn thuê công ty kiểm toán lớn, có uy tín thực hiện giám sát, kịp thời đưa ra cơ chế cảnh báo song song với vai trò quản lý nhà nước của Bộ, ngành, cơ quan đại diện chủ sở hữu; (2) Tại các kỳ họp của Quốc hội, người đứng đầu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty được lựa chọn phải thực hiện trực tiếp và có trách nhiệm giải trình cụ thể về các câu hỏi chất vấn của Đại biểu Quốc hội (nếu có) về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hai là, xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia đồng bộ về DNNN, tài sản nhà nước để kiểm soát, giám sát, thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNNN. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có vai trò chủ trì tích hợp, , kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về DNNN với cơ sở dữ liệu doanh nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức khác để khai thác, sử dụng, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý thông tin về DNNN trên nguyên tắc đo lường được, khách quan, kịp thời và minh bạch nhằm tăng cường giám sát hoạt động của DNNN tức thời, phát hiện sớm các sai phạm nếu có.

Ba là, các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cần phải thay đổi, phát huy tính chủ động trong thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu để thực hiện giám sát doanh nghiệp; không can thiệp vào quá trình điều hành, quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp.

Bốn là, hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với DNNN thông qua việc phân công một Bộ làm đầu mối quản lý nhà nước thực hiện giám sát hoạt động của cơ quan đại diện chủ sở hữu, xây dựng định hướng phát triển và nâng cao hiệu hoạt động của DNNN./.

https://hoanhap.vn/chi-tiet/tiep-tuc-doi-moi-khoi-thong-nguon-luc-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc1649036047.html

Nguồn: Theo tạp chí điện tử Hòa nhập
Cùng chuyên mục
Sun Group góp phần tôn vinh ẩm thực Việt Nam vươn tầm thế giới

Sun Group góp phần tôn vinh ẩm thực Việt Nam vươn tầm thế giới

09-06-2023 08:24

103 nhà hàng/quán ăn được vinh danh với 4 hạng mục giải thưởng, trong đó có 4 nhà hàng được gắn sao Michelin danh giá. Michelin Guide đã chính thức mở ra kỷ nguyên mới cho ẩm thực Việt Nam với sự đồng hành của đối tác điểm đến là Tập đoàn Sun Group.

Nổi bật trang chủ
Quy hoạch Đô thị thông minh, tòa nhà thông minh - Giải pháp ứng phó với El Nino
09/06/2023

'Hiểu và Tôn trọng thiên nhiên, mình bảo vệ thiên nhiên và thiên nhiên bảo vệ mình trong mối tương tác hài hòa' là triết lý phát triển thông minh trước những thách thức ngày càng khốc liệt của biến đổi khí hậu, KTS. Lê Anh Tuấn - Chuyên gia trưởng Hội đồng khoa học Văn Phú – Invest chia sẻ.

Đọc thêm
Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

03/06/2023

Bộ Công Thương tổ chức buổi gặp mặt với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều, nhãn trong bối cảnh nhiều địa phương phía Bắc đang vào vụ thu hoạch vải.

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

03/06/2023

Năm 2023, các trường hợp tham gia BHXH được hưởng lương hưu khi có đủ 2 điều kiện là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam, đủ 56 tuổi đối với nữ.

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

03/06/2023

Chính thức được đồng sở hữu bởi Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Krungsri, SHBFinance đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ nằm trong Top 4 công ty tài chính tiêu dùng hoạt động an toàn hiệu quả nhất Việt Nam, phục vụ thêm 1 triệu khách hàng hạnh phúc.

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

03/06/2023

Lúa gạo vốn dĩ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt. Bao nhiêu thế kỷ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt.

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

03/06/2023

Lễ hội trái cây Nam bộ - Suoi Tien Farm Festival 2023 chính thức khai mạc. Lễ hội diễn ra xuyên suốt từ hôm nay đến hết 31/8 với hàng loạt các chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực...

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

01/06/2023

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm, không tổ chức dạy trước chương trình, ôn tập, luyện thi, kiểm tra, khảo sát để xếp lớp năm học 2023-2024.

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

01/06/2023

BHXH Việt Nam vừa trình Hội đồng quản lý BHXH đề xuất cơ quan có thẩm quyền tiếp tục có chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch COVID-19 và người lao động tại các đơn vị này từ quỹ BHXH, quỹ BHTN, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

01/06/2023

Chiều nay, hàng xóm sang bảo nhà tôi là họ đang đo đạc để cấp lại sổ đỏ. Họ mới lấn được 1 ít ao và giờ đang làm nhà trên đó nên muốn thêm phần này vào sổ đỏ mới. Phần lấn chiếm nằm giáp ranh nhà tôi nên họ muốn nhà tôi ký xác nhận cho họ.

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

31/05/2023

Chuyên tâm kiến tạo giá trị sống cho cộng đồng, lấy con người làm trung tâm kết hợp với sự thấu hiểu...

0.12620 sec| 1955.352 kb