Dịch covid-19 thúc đẩy thị trường ví điện tử, Fintech sôi động

Dịch covid-19 thúc đẩy thị trường ví điện tử, Fintech sôi động
Trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 khiến cho hình thức thanh toán điện tử phát triển vượt bậc, trong đó ví điện tử góp phần quan trọng, giúp người dân chuyển sang phương thức thanh toán phi tiền mặt.

Thị trường ví điện tử cạnh tranh quyết liệt

Bên cạnh các giao dịch thực hiện qua Mobile Banking, Internet Banking, cà thẻ, quét QR Code, thanh toán bằng nhận diện gương mặt... ví điện tử cũng là phương thức được nhiều người sử dụng trong thời gian qua. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam, ví điện tử lại càng có cơ hội phát triển.

Theo khảo sát của VISA, trong bối cảnh dịch Covid-19, người Việt Nam đang dần ưu tiên lựa chọn sử dụng ví điện tử cũng như thanh toán không tiếp xúc và thanh toán bằng mã QR. Khảo sát cũng cho thấy 57% người tiêu dùng có tới 3 ứng dụng ví điện tử trên , 55% người tiêu dùng ưa thích ứng dụng có thể thực hiện tất cả các giao dịch.

Dịch covid-19 thúc đẩy thị trường ví điện tử, Fintech sôi động Thanh toán qua ví MoMo. Ảnh Trọng Triết

Bên cạnh các ví điện tử phổ biến đang được người dùng sử dụng nhiều, như: MoMo, Moca, ZaloPay, Viettel Pay, Payoo, ShopeePay (trước đây là Airpay)… mới đây thị trường lại xuất hiện thêm ví điện tử MobiFone Pay. Việc ngày càng nhiều ví điện tử có mặt trên thị trường với những ưu đãi để thu hút khách hàng, làm cuộc đua ví điện tử trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Việc hạn chế tiếp xúc và đi lại do dịch bệnh Covid-19 đã khiến người dùng đã chuyển từ hình thức mua sắm trực tiếp qua các kênh online. Các cổng thanh toán, ví điện tử cũng nắm bắt cơ hội chạy rất mạnh các chương trình ưu đãi khi thanh toán online khiến cho tỷ lệ thanh toán hình thức này tăng cao.

Thực tiễn cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng về thanh toán điện tử cao nhất thế giới, khoảng 35% mỗi năm, trong đó ví điện tử đang là phương thức thanh toán hiện đại và tiện ích được người dân ưa chuộng. Với số lượng ví điện tử (khoảng 43 ví) và các công ty fintech (trên 120 đơn vị) sẽ tạo nên một cuộc cạnh tranh quyết liệt. Đó là cuộc cạnh tranh thông qua các tiện ích và trải nghiệm thanh toán. Cuộc cạnh tranh càng sôi động, mạnh mẽ thì người dùng càng được hưởng lợi.

Ví điện tử có cơ hội để phát triển, bứt phá hay không phụ thuộc vào những lợi ích mang đến cho người dùng đó là những tiện ích đa dạng, sử dụng nhanh chóng, an toàn... Vì vậy, trước nhu cầu cao của người dùng về tính tiện ích trong bối cảnh ngày càng phát triển nhanh và mạnh như hiện nay, các công ty fintech đã và đang xây dựng một hệ sinh thái thanh toán qua ví điện tử. Ví điện tử nào sở hữu hệ sinh thái “hoàn hảo”, phục vụ đầy đủ các nhu cầu hàng thì càng ghi điểm từ phía người dùng.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho thấy, 7 tháng đầu năm 2021, có hơn 200 triệu giao dịch được thực hiện thông qua ví điện tử, với giá  trị khoảng 77,7 nghìn tỷ đồng. Sự thuận tiện của ví điện tử trong thanh toán là lý do để nhiều ngân hàng “nhảy” vào mảng dịch vụ này.

Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử kinh tế số (Bộ Công Thương), số lượng người sử dụng ví điện tử và các ứng dụng thanh toán không tiền mặt tăng mạnh trong mấy năm gần đây, nhất là từ khi xảy ra dịch Covid-19. Cụ thể, hơn 85% người tiêu dùng sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán, hơn 42% người tiêu dùng sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng thiết bị di động. Đặc biệt, 71% người dùng sử dụng ví điện tử hoặc các ứng dụng thanh toán ít nhất một lần/tuần.

Theo NHNN đánh giá ví điện tử đang hoạt động theo cơ chế người dùng chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng sang tài khoản thanh toán, nên không bị khống chế hạn mức thanh toán. Vì vậy, các đơn vị vận hành ví điện tử tăng cường liên kết với các ngân hàng để mở rộng phạm vi chuyển tiền thanh toán cho người dùng.

Ngược lại, các ngân hàng cũng có lợi thế mở rộng khách hàng và tận dụng được một hệ sinh thái thanh toán sẵn có kết nối với các sàn thương mại điện tử, cửa hàng tiện lợi... nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, thanh toán không tiếp xúc lên ngôi.

Thúc đẩy phổ cập ví điện tử và fintech

Ví điện tử ra đời đúng với chủ trương làm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ. Ngoài ví điện tử của các công ty chỉ làm cổng thanh toán (ví thông thường) còn có các ví điện tử của các tổ chức tài chính tín dụng (ngân hàng). Các ngân hàng giờ cũng đều có ví điện tử, gắn luôn với cả lộ trình xây dựng digital banking (ngân hàng online), trong đó có ví điện tử, tài khoản, gắn với thẻ.

Có nhiều đơn vị fintech được cấp giấy phép cho cổng thanh toán, làm ví điện tử hay các ngân hàng đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong đó có hệ thống ví gắn với thanh toán online trên digital banking.

Số lượng ví điện tử nhiều như vậy có thể vượt quá nhu cầu của người dân, vì không ít người dùng vì khuyến mại nên mới dùng ví  điển tử mới (tải app mới) nhưng dùng thường xuyên thì cũng chỉ cần một, cũng giống như thẻ tín dụng, dù có thể có rất nhiều nhưng khi quẹt cũng chỉ quẹt một thẻ chứ có khi nào quẹt một lúc 5-7 cái thẻ đâu.

Thực tế, thị trường ví điện tử trong thời gian gần đây đang phát triển khá nhanh. Riêng fintech tại Việt Nam đạt được nhiều sự tăng trưởng đáng kể nhờ việc áp dụng kỹ thuật số, sự phát triển của thương mại điện tử, lợi thế tiếp cận Internet, tỷ lệ người sử dụng smartphone cao, nhu cầu tiêu dùng gia tăng cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc thúc đẩy thanh toán điện tử...

Theo bà Trương Cẩm Thanh, Chủ tịch Zion – đơn vị chủ quan ví điện tử ZaloPay cho rằng, số lượng 43 ví điện tử ở Việt Nam không phải là nhiều khi so với các nước trong khu vực. Ví dụ, Malaysia có 53 ví điện tử hay Indonesia có 48 ví điện tử. Thêm vào đó, còn phụ thuộc rất nhiều vào định hướng phát triển của các ví điện tử.

Tượng tự như vậy, con số 120 fintech của Việt Nam không phải là lớn khi so với 490 công ty của Singapore hay 212 công ty của Phillipines. Fintech cũng trải dài rất nhiều  lĩnh vực khác nhau như KYC, cho vay P2P, pay-later, đánh giá tín dụng... Sự đa dạng trong các lĩnh vực  tạo nên một “bức tranh” chung đầy màu sắc và sôi động của fintech Việt Nam.

Sự tăng trưởng về số lượng ví điện tử, cũng như công ty fintech đến từ tiềm năng của thị trường còn rất lớn khi tỷ lệ sử dụng ví điện tử ở Việt Nam chỉ mới vào khoảng 20%. Chỉ số này còn thấp hơn rất nhiều so với Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đều đã ở trên 70%. Có nghĩa thị trường vẫn còn rất nhiều tiềm năng.

Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân đã được hình thành từ rất lâu. Để thay đổi thói quen đó, cần có thời gian, nguồn lực về công nghệ, tài chính, pháp lý. Khuyến mãi cũng là một cách khá hiệu quả để hấp dẫn người dùng, theo tâm lý tự nhiên giúp họ có mong muốn trải nghiệm từ đó dần dần thay đổi thói quen. Tuy nhiên, việc giữ được khách hàng lâu dài, thường xuyên không phụ thuộc quá nhiều vào điều này mà còn lại sự trải nghiệm, tính ổn định và vấn đề an toàn bảo mật.

Dịch vụ ví điện tử cần mang giá trị hữu ích, thuận tiện và đáng tin cậy để phát triển bền vững.

Bên cạnh hệ sinh thái đa dạng, mỗi ví điện tử cần có “điểm nhấn riêng” mang tính chiến lược, tạo ra xu thế trên thị trường. Đơn cử như ví VNPAY tập trung vào phát triển vào tính năng ví điện tử của gia đình. Ngoài ra, cũng liên tục ứng dụng các xu hướng công nghệ mới nhất để phát triển dịch vụ tối ưu, mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Còn ZaloPay luôn cố gắng tạo trải nghiệm khách hàng tốt nhất với những tính năng khác biệt như chuyển tiền trong Zalo chat, giải pháp mua hàng qua Zalo OA hay tích hợp thanh toán sâu cùng các đối tác lớn.

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cùng với tác động của đại dịch Covid-19 khiến cho các hình thức thanh toán điện tử ngày càng được đẩy mạnh, “sân chơi” ví điện tử vì thế cũng ngày càng sôi động. Tuy nhiên, thói quen sử dụng tiền mặt từ lâu và với tâm lý người dân còn e ngại về độ an toàn của các dịch vụ thanh toán trực tuyến khiến tốc độ tăng trưởng người dùng ví điện tử vẫn còn hạn chế.

Để ví điện tử có thể phát triển nhanh, bền vững việc thay đổi thói quen người tiêu dùng bằng cách đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền đến các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa… tạo cơ hội cho họ tiếp cận với các hình thức thanh toán điện tử nhiều hơn.

Việt Nam mới chỉ mới có 10 triệu tài khoản ví điện tử, 80% người dân vẫn sử dụng tiền mặt trong cuộc sống hằng ngày, 98% sử dụng tiền mặt cho các giao dịch dưới 100.000 đồng (theo IDG). Dù vậy thời gian giãn cách xã hội do dịch bệnh, giao dịch qua kênh Internet đạt 156,2 triệu món với giá trị 8,1 triệu tỷ đồng, tăng 28,4% về giá trị so với năm trước; giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 395,05 triệu món với giá trị hơn 4,6 triệu tỷ đồng, tăng 103% về giá trị.

Đặc biệt, hằng ngày các hệ thống thanh toán của NHNN đã xử lý khoảng 25 tỉ USD. Đây là con số tăng trưởng rất mạnh. Do vậy thị phần cho ví điện tử vẫn rất lớn và sẽ phát triển rất tốt trong thời gian tới. 

Ngoài ra, từ việc dịch Covid-19 đã thúc đẩy khiến cho nhu cầu sử dụng ứng dụng tài chính tăng trưởng rõ rệt thông qua việc số lượng người dùng hoạt động trên các ứng dụng tài chính tăng dần qua thời gian. Đến hết quý II/2021, số lượng người dùng hoạt động đạt 80 triệu, tăng 75% so với quý I/2020 (theo số liệu từ App Annie). 

Người dùng, đặc biệt là giới trẻ sẽ dần thay đổi thói quen và hành vi, đặc biệt đối với việc mua sắm online nên các đơn vị e-commerce và online payment có thể kết hợp với các khuyến mãi nhất định để thúc đẩy người dùng thanh toán online nhiều hơn.

https://hoanhap.vn/chi-tiet/dich-covid-19-thuc-day-thi-truong-vi-dien-tu-fintech-soi-dong1629374687.html

Nguồn: Theo tạp chí điện tử Hòa nhập
Cùng chuyên mục
Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

03-06-2023 16:02

Năm 2023, các trường hợp tham gia BHXH được hưởng lương hưu khi có đủ 2 điều kiện là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam, đủ 56 tuổi đối với nữ.

Nổi bật trang chủ
Quy hoạch Đô thị thông minh, tòa nhà thông minh - Giải pháp ứng phó với El Nino
09/06/2023

'Hiểu và Tôn trọng thiên nhiên, mình bảo vệ thiên nhiên và thiên nhiên bảo vệ mình trong mối tương tác hài hòa' là triết lý phát triển thông minh trước những thách thức ngày càng khốc liệt của biến đổi khí hậu, KTS. Lê Anh Tuấn - Chuyên gia trưởng Hội đồng khoa học Văn Phú – Invest chia sẻ.

Đọc thêm
Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

Mở rộng thị trường nước ngoài cho vải thiều

03/06/2023

Bộ Công Thương tổ chức buổi gặp mặt với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều, nhãn trong bối cảnh nhiều địa phương phía Bắc đang vào vụ thu hoạch vải.

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

Điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023

03/06/2023

Năm 2023, các trường hợp tham gia BHXH được hưởng lương hưu khi có đủ 2 điều kiện là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam, đủ 56 tuổi đối với nữ.

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan

03/06/2023

Chính thức được đồng sở hữu bởi Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Krungsri, SHBFinance đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ nằm trong Top 4 công ty tài chính tiêu dùng hoạt động an toàn hiệu quả nhất Việt Nam, phục vụ thêm 1 triệu khách hàng hạnh phúc.

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia

03/06/2023

Lúa gạo vốn dĩ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt. Bao nhiêu thế kỷ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt.

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2023: Xuất hiện những trái cây lạ

03/06/2023

Lễ hội trái cây Nam bộ - Suoi Tien Farm Festival 2023 chính thức khai mạc. Lễ hội diễn ra xuyên suốt từ hôm nay đến hết 31/8 với hàng loạt các chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực...

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thầy cô giáo không dạy hè, học hè

01/06/2023

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm, không tổ chức dạy trước chương trình, ôn tập, luyện thi, kiểm tra, khảo sát để xếp lớp năm học 2023-2024.

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

01/06/2023

BHXH Việt Nam vừa trình Hội đồng quản lý BHXH đề xuất cơ quan có thẩm quyền tiếp tục có chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch COVID-19 và người lao động tại các đơn vị này từ quỹ BHXH, quỹ BHTN, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

Hàng xóm nhờ tôi ký xác nhận đất giáp ranh lấn chiếm để làm sổ đỏ

01/06/2023

Chiều nay, hàng xóm sang bảo nhà tôi là họ đang đo đạc để cấp lại sổ đỏ. Họ mới lấn được 1 ít ao và giờ đang làm nhà trên đó nên muốn thêm phần này vào sổ đỏ mới. Phần lấn chiếm nằm giáp ranh nhà tôi nên họ muốn nhà tôi ký xác nhận cho họ.

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững

31/05/2023

Chuyên tâm kiến tạo giá trị sống cho cộng đồng, lấy con người làm trung tâm kết hợp với sự thấu hiểu...

0.16214 sec| 1916.328 kb